Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán sao cho chuẩn nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Hải Minh  

Trong cv của mỗi ứng viên khi xin việc các ngành nghề đều phải có được những phần mục quan trọng và trọng tâm như thông tin giới thiệu cá nhân, học vấn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp hay kỹ năng có của bản thân,... Tuy nhiên đối với các ngành nghề nói chung và nghề kiểm toán nói riêng thì phần mục mục tiêu nghề nghiệp nhất quyết không thể thiếu và viết một cách sơ sài trong cv để gửi đến nhà tuyển dụng. Tại bài viết này, sẽ cung cấp những thông tin ngay bên dưới đây để giúp bạn trạng bị cho mình những kiến thức về cách ghi mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán sao cho tốt nhất hạ gục nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu đọc cv. Đừng bỏ lỡ để cơ hội của bạn thân vụt mất nhé!

1. Tổng quan cơ bản về kiểm toán

1.1. Hiểu nghề kiểm toán là gì?

Trước khi chúng ta đi vào viết cv phần mục tiêu nghề nghiệp thì hơn hết hãy dừng lại vài phút để bạn đọc phần này để có thể hiểu rõ hơn về nghề nghiệp mà mình sắp xin việc và đồng hành trong khoảng thời gian tới nhé. Từ đó viết mục tiêu sao cho chuẩn và thực tế nhất nhé!

Bạn có biết kiểm toán là nghề gì
Bạn có biết kiểm toán là nghề gì

Ta có hiểu kiểm toán là tập hợp các thao tác hoạt động về quá trình thu thập, đánh giá nhận xét các chứng từ, đưa ra các bằng chứng liên quan đến các thông tin vấn đề tài chính được cấp để từ đó họ đưa ra được các báo cáo phù hợp và những thông tin chính xác dự đoán về tình hình hiện tại của một doanh nghiệp, công ty hay đơn vị tổ chức hay hướng các lãnh đạo theo lối đi phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

1.2. Công việc của một kiểm toán

Nhìn chung thì các kiểm toán viên phải thực hiện các công việc với 3 công việc chính như xác minh tính trung thực và tính pháp lý của các báo cáo tài chính bên kế toán đưa ra. Đánh giá bằng những ý kiến đưa ra của bản thân về tính trung thực hay mức độ hợp lý của các thông tin tài chính kế toán thông qua các bằng chứng hay các số liệu về tài chính một cách khoa học và được xác thực. Hay tư vấn cho các nhà quản lý lãnh đạo cấp cao thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi ý những biện pháp để khắc phục giúp công ty hoạt động phát triển và tối ưu tốt hơn ở thời gian phía trước.

Công việc của một kiểm toán viên
Công việc của một kiểm toán viên

Kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng khác nhau do vậy không chỉ làm tại các tổ chức công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mà bao gồm cả các cơ quan nhà nước và nhiều lĩnh vực khác.

2. Vấn đề liên quan mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán

2.1. Tổng quan mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán

Đối với các ngành nghề nói chung và kiểm toán nói riêng phần mục tiêu nghề nghiệp là một trong những mục quan trọng không kém gì mục kinh nghiệm, kỹ năng hay thành tích đạt được. Các ứng viên cần phải nắm rõ các vấn đề và quy trình viết để có cho bản thân một cv thật chuẩn và lôi cuốn được nhà tuyển dụng khi đọc cv.

Tổng quan mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán
Tổng quan mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán

Đây cũng là một trong những mục để giúp nhà tuyển dụng có thể định hình, biết được mong muốn cũng như nguyện vọng của ứng viên để từ đó nhìn nhận thấy rằng bạn có phù hợp với công việc này hay không? Rồi dẫn đến những kết quả có nên tuyển chọn bạn vào vị trí công ty muốn ứng tuyển. Những mong muốn, tâm tư tình nguyện của ứng viên cũng được gửi gắm vào mục này.

Nhờ vào phần mục này bạn cũng thể hiện có sự quyết tâm, tham vọng trong công việc hay không? Đôi khi bạn còn thể hiện được tầm nhìn của bản thân. Khẳng định được lời nói, chứng minh nói được là làm được với nhà tuyển dụng.

Ngoài ra thông qua đây, nhà tuyển dụng sẽ biết được những mục tiêu bạn đề ra trong tương lại để nắm bắt những dự định và thấy độ phù hợp của ứng viên với công ty.

2.2. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp

Khi có một mục tiêu kiểm nghề nghiệp kiểm toán rõ ràng, bạn sẽ không gặp khó khăn quá nhiều trong quá trình làm các báo cáo kiểm toán. Vậy nên hãy nhớ rằng quy trình này là rất quan trọng đối với những kiểm toán viên.

Điều quan trọng hơn hết là nhà tuyển dụng biết được chính xác mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên, khi vào làm có thể lập ra theo tuân thủ đúng các quy trình của công việc nhưng vẫn đáp ứng được một phần nào mong muốn của ứng viên.

Doanh nghiệp và các kiểm toán viên cần thực hiện đúng và tuân thủ các mục tiêu kế toán cần thiết để các kiểm toán viên xác nhận được tính chuẩn mực, chính xác các báo cáo tài chính và đưa ra cách khắc phục kịp thời

3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán cho ứng viên

Để viết phần mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán này sao cho tốt nhất bạn cần xác định được chính xác mục tiêu dự định của bạn. Hãy chịu khó tìm hiểu thật kỹ càng về công việc thường ngày phải làm của một kiểm toán viên. Hãy xem xét thật kĩ bản thân có sự phù hợp với công việc hay không? Rồi hãy ghi cv và gửi cho nhà tuyển dụng. Hãy đữa ra những định hướng phù hợp với bản thân để tránh mất thời gian của cả hai bên. 

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán cho ứng viên chuẩn nhất
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán cho ứng viên chuẩn nhất

Hãy tìm hiểu những yêu cầu doanh nghiệp đòi hỏi ở nhân viên của mình để từ đó bạn có thể xem được mình có đủ tiêu chí hay sự phù hợp với doanh nghiệp, công ty hay không? Nếu xác định rõ được vấn đề đó bạn sẽ viết mục này làm sao để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đủ tiêu chí yêu cầu mà doanh nghiệp đã đề ra. 

Với quan hệ giữa chủ thể và khách hàng sẽ được xem xét ở nhiều góc độ. Là một kiểm toán viên sẽ dựa vào bộ máy kiểm toán để hiểu và xác định bộ máy chính. Những chủ thể của kiểm toán bao gồm có kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán trong một cơ quan đơn vị.

Các kiểm toán phải hiểu rõ, tất cả mục tiêu kiểm toán sẽ khác nhau. Vì tùy thuộc theo từng tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, đơn vị cũng sẽ có những yêu cầu, các yếu lĩnh vực cũng khác nhau. Ngoài ra thì yêu cầu về mặt pháp lý, phạm vi hoạt động cũng khác nhau.

4. Một vài hướng dẫn nhỏ cách ghi mục tiêu

Mục tiêu nghề nghiệp là phần mà thu hút được nhà tuyển dụng. Dưới đây là một vài gợi ý mách nhỏ về cách viết

4.1. Viết mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn là những dự định thời gian trước mắt của ứng viên. Viết phần này, có thể dựa vào mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đã gửi trước đó. Bám sát vào đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy mục tiêu ngắn hạn của ứng viên phù hợp với yêu cầu vị trí họ đang tìm. 

Đưa ra được mục tiêu ngắn hạn của bản thân
Đưa ra được mục tiêu ngắn hạn của bản thân

Ngoài ra, ứng viên hãy thể hiện bản thân có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có tinh thần học hỏi, cầu tiến trong công việc. Cũng như nếu ra mong muốn khi gắn bó với công ty.

4.2. Viết mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn là lộ trình dài và đích hướng trong tương lai của ứng viên. Nhìn vào phần này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được tầm nhìn xa, khả năng tư duy của ứng viên. Từ đó xác định được ứng viên có ý định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không. 

Để viết mục tiêu nghề nghiệp tốt vieclam24h.net.vn sẽ đưa một vài gợi ý giúp bạn có thể ghi tốt hơn ở phần này.

+ Nên ghi mục tiêu của bản thân với mục tiêu phát triển chung của công ty. 

+ Cần tìm hiểu về định hướng phát triển, sứ mệnh của doanh nghiệp trong tương lai

+ Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn có sự kết nối với nhau

4.3. Viết mục tiêu nghề nghiệp chưa có kinh nghiệm

Cách viết mục tiêu cho người chưa có hoặc có ít kinh nghiệm
Cách viết mục tiêu cho người chưa có hoặc có ít kinh nghiệm

Mục tiêu nghề nghiệp đối với sinh viên mới ra trường thực sự rất khó đặc biệt đối với phần mục tiêu dài hạn. Nếu không tích kinh nghiệm cho bản thân ngay từ khi đi học thì đến giờ viết cv mục tiêu nghề nghiệp là điều đáng lo lắng của nhiều bạn sinh viên. Có một vài mẹo nhỏ giúp các bạn tự tin ở phần này:

+ Dựa vào mô tả công việc để viết mục tiêu ngắn hạn, kết hợp cùng sở thích và tài lẻ của bản thân. 

+ Tự biết bản thân có điểm mạnh là gì, mong muốn của chính mình trong tương lai như nào?

+ Mục tiêu dài hạn không nên quá viển vông hoặc phóng đại.

4.4. Viết mục tiêu nghề nghiệp người đã có kinh nghiệm 

Mục tiêu nghề nghiệp với người đã có kinh nghiệm
Mục tiêu nghề nghiệp với người đã có kinh nghiệm

Với người có kinh nghiệm họ hiểu bản thân đang muốn gì nên dễ dàng viết hơn ra định hướng cũng như kế hoạch phát triển tương lai. Tuy nhiên cũng ko nên viết quá lan man, dài dòng. Hãy viết mục tiêu dựa vào khả năng và sự cầu tiến. Có thể, kể các thành tích đạt được trong công việc liên quan.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà vieclam24h.net.vn muốn cung cấp đến bạn về mục tiêu nghề nghiệp kiểm toán nói riêng và các công việc khác nói chung. Hy vọng kiến thức bài viết này giúp bạn xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp của bản thân nhất là kiểm toán viên.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :