Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật trong CV

Theo dõi tuyendung3s tại

Phạm Ánh  

Trong bất kỳ một bản CV xin việc nào chúng ta cũng cần phải có phần mục tiêu nghề nghiệp để thể hiện những mong muốn và định hướng của bản thân đối với công việc đang ứng tuyển. Trong ngành luật là một ngành khá rộng với đa dạng các vị trí ứng tuyển. Vậy bạn đã biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật chưa, hãy cùng vieclam24h.net.vn tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp ngành luật trong bài viết sau đây nhé.

1. Mục tiêu nghề nghiệp ngành luật là gì?

1.1. Vì sao phải có mục tiêu nghề nghiệp trong cv xin việc ngành luật

Trong bất cứ một bản CV ngành nghề nào bạn muốn ứng tuyển cũng cần viết mục tiêu nghề nghiệp sau phần thông tin cá nhân của mình. Nó là một phần không thể thiếu trong CV xin việc. Mục tiêu cá nhân là phần giúp bạn nói lên những mong muốn khi được ứng tuyển vào vị trí mà công ty, doanh nghiệp đang tuyển. Đây là một phần rất quan trọng để nhà tuyển dụng có thể đánh giá lộ trình của bản thân bạn trong tương lai là một người như thế nào, có ý hướng làm việc lâu dài hay là nơi bạn muốn trau dồi thêm kinh nghiệm, học hỏi.

Mục tiêu nghề nghiệp sẽ thể hiện tất cả những điều bạn mong muốn, định hướng công việc nhưng cũng đừng viết quá dài hay viết quá chung chung. Hãy thể hiện tất cả mong muốn liên quan đến công việc ngành luật, điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngành luật là một ngành có đa dạng các công việc, vị trí khác nhau trong mọi lĩnh vực, nó giải quyết các xung đột trong xã hội để đảm bảo cố một xã hội trật tự, công bằng. Chính vì vậy mà ngành luật khá là khó học vì nó chứa rất nhiều điều luật khác nhau về mọi lĩnh vực, bên cạnh đó người học ngành luật còn là những người có tố chất tư duy, sáng tạo, logic để kết hợp với những kiến thức luật cộng với những thông tin từ các bên đưa ra để đi đến hướng giải quyết nhanh nhất.

Mục tiêu nghề nghiệp ngành luật sẽ thể hiện những mục tiêu, định hướng bạn đưa ra cho công việc và mong muốn vị trí bạn đang muốn ứng tuyển. Từ những mục tiêu bạn đưa ra sẽ giúp bạn có những cơ sở để hoàn thành chúng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Tuy mục tiêu nghề nghiệp trong CV không nói lên kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc của người học ngành luật nhưng nó sẽ giúp bạn thu hút nhà tuyển dụng bởi những mục tiêu rõ ràng và những định hướng nghề nghiệp cụ thể. 

Mục tiêu nghề nghiệp là một phần không thể thiếu trong CV xin việc
Mục tiêu nghề nghiệp là một phần không thể thiếu trong CV xin việc

1.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật trong CV

1.2.1. Gợi ý viết mục tiêu ngắn hạn

Để viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật nói riêng và các ngành khác nói chung, các bạn nên có những định hướng cho mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn để khi nhìn vào CV, nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người có chí hướng, nghiêm túc có kế hoạch với bản thân cũng như vị trí công việc muốn ứng tuyển. 

Mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn sẽ thể hiện những kế hoạch, những yêu cầu trong công việc của bản thân phải được hoàn thành trong khoảng thời gian có hạn định. Với những mục tiêu ngắn hạn thường sẽ tối đa 1 năm để đáp ứng những yêu cầu đó.

Nếu bạn chưa biết nên viết mục tiêu ngắn hạn ra sao, bạn có thể dựa vào những yêu cầu công việc mà công ty, doanh nghiệp bạn đang muốn ứng tuyển để có thể xác định mục tiêu cho bản thân. Thường nhà tuyển dụng sẽ đăng tin tuyển dụng và có mô tả công việc mà yêu cầu ứng viên cần đáp ứng trong công việc, đây chính là ý tưởng viết mục tiêu ngắn hạn cho bạn.

Một vài gợi ý viết mục tiêu ngắn hạn
Một vài gợi ý viết mục tiêu ngắn hạn 

1.2.2. Gợi ý viết mục tiêu dài hạn

Cũng giống như mục tiêu ngắn hạn bạn cũng viết các kế hoạch, những yêu cầu trong công việc của bản thân trong quá trình làm việc lâu dài tại công ty, doanh nghiệp ứng tuyển.

Khác với mục tiêu ngắn hạn thì mục tiêu dài hạn sẽ thể hiện các định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Mong muốn được thăng quan tiến chức trong quá trình làm việc lâu dài tại công ty. 

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người có tầm nhìn xa hay không sẽ thể hiện qua những kế hoạch tương lai xác định con đường sự nghiệp của bản thân.

Bạn nên tránh viết mục tiêu dài hạn quá chung chung như tôi sẽ làm việc gắn bó lâu dài khi được làm việc tại quý công ty. Đây là cách viết mục tiêu mà nhà tuyển dụng thường không mấy tin tưởng vì nó không thể hiện sự chắc chắn trong công việc. Thay vào đó bạn hãy đưa ra những lộ trình làm việc của bản thân trong khoảng 5-10 năm như một minh chứng xác định bạn là người có kế hoạch rõ ràng cho tương lai. 

Một vài gợi ý viết mục tiêu dài hạn
Một vài gợi ý viết mục tiêu dài hạn

1.2.3. Gợi ý viết mục tiêu cho người chưa có kinh nghiệm

Nếu bạn là sinh viên luật gần đây hoặc sắp tốt nghiệp, điều ưu tiên hàng đầu của bạn là có thể kiếm được một công việc - và có được một công việc bạn thích.

Với suy nghĩ này, các mục tiêu cho một sinh viên tốt nghiệp luật thường xoay quanh việc tìm kiếm công việc pháp lý đầu tiên phù hợp và bắt đầu sự nghiệp pháp lý của bạn. Đây là lúc để xem xét lý do tại sao khi đặt mục tiêu - tại sao bạn muốn trở thành luật sư, và bạn muốn nghề luật sư của mình trông như thế nào? Hãy xem xét các mục tiêu giống như tìm một công việc:

Là một công ty có các giá trị phù hợp với giá trị của bạn (Ví dụ: mục tiêu của bạn có thể là tìm được một công việc tại một công ty cung cấp một số lượng nhất định tiếp cận cộng đồng trong sứ mệnh của họ.).

Trả một mức lương nhất định.

Cung cấp mức độ cân bằng giữa công việc và cuộc sống (Ví dụ: mục tiêu của bạn có thể là tìm một công việc hợp pháp cung cấp một số tuần nghỉ phép nhất định hoặc cung cấp giờ làm việc linh hoạt để cho phép bạn dành thời gian cho gia đình). 

Việc xác định mục tiêu trong những lĩnh vực này có thể đơn giản hóa quá trình tìm kiếm việc làm của bạn và giúp tập trung vào con đường sự nghiệp hợp pháp phù hợp nhất với điểm mạnh và điểm yếu duy nhất của bạn.

Với những gợi ý trên cho những người chưa có kinh nghiệm về mục tiêu nghề nghiệp ngành luật thì các bạn hãy nhớ ghi vào trong CV của mình một cách khéo léo để làm nổi bật định hướng nghề nghiệp cũng như các mong muốn của bản thân đối với công việc này.

Gợi ý viết mục tiêu cho người chưa có kinh nghiệm
Gợi ý viết mục tiêu cho người chưa có kinh nghiệm

1.2.4. Gợi ý viết mục tiêu cho người đã có kinh nghiệm

Đối với những người đã có kinh nghiệm trong ngành luật, đã có những công việc làm liên quan đến ngành luật thì họ sẽ có những cái nhìn khác so với những người chưa có kinh nghiệm trong nghề. 

Mục tiêu nghề nghiệp sẽ không còn mang tính chất học hỏi, trau dồi kinh nghiệm mà thay vào đó là những gì mà mình đã làm được, những kinh nghiệm đã tích lũy được từ trước để hoàn thành những công việc mới, với môi trường mới một cách hiệu quả.

Ví dụ: Bạn đã có kinh nghiệm 3 năm làm trong ngành luật với vị trí luật sư thì mục tiêu nghề nghiệp của bạn có thể viết như sau: Trong quá trình làm việc 3 năm với vị trí luật sư, tôi có những kinh nghiệm tích lũy trong thực chiến khi xử lý các vụ kiện tụng cho các thân chủ của mình, tư vấn cho khách hàng những hướng giải quyết liên quan đến pháp luật. Với những kinh nghiệm tôi đã có sẽ giúp công ty ngày càng phát triển và giúp được nhiều khách hàng lấy lại công lý.

Gợi ý viết mục tiêu cho người đã có kinh nghiệm
Gợi ý viết mục tiêu cho người đã có kinh nghiệm

2. Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật trong CV

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật bạn không nên viết những mục tiêu phi thực tế, nó có thể rất khó thậm chí có thể không thực hiện được. Ví dụ như: Mục tiêu của một luật sư đưa ra là có thể giải quyết 100% những vụ kiện có thể thắng kiện. Đây là những mục tiêu tốt nhưng so với thực tế mà nói thì nó có thể đánh đổi nhiều thứ để có thể thực hiện được mục tiêu này. Đã là một luật sư mọi điều nói ra phải có những cơ sở dựa trên pháp luật và bằng chứng để đưa ra các hướng giải quyết.

Công việc và cuộc sống cá nhân cần được cân bằng để đảm bảo rằng bạn sẽ toàn tâm cho công việc của mình. Chính vì vậy hãy ghi mục tiêu nghề nghiệp sao cho hợp lý để không ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống cá nhân.

Không nên viết quá dài trong mục tiêu nghề nghiệp nên viết ngắn gọn, súc tích tránh lan man và nên viết trong khoảng 2-3 dòng để thể hiện những mong muốn, định hướng của cá nhân đối với công việc. Đặc biệt bạn cần trung thực trong khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật với những khả năng bản thân có thể đáp ứng với yêu cầu của công việc. 

Cuối cùng trong khi viết CV xin việc phần mục tiêu cá nhân nói riêng và các phần khác nói chung, bạn cần phải viết chính tả chuẩn xác, không sử dụng từ địa phương, các câu văn mạch lạc, tránh lặp từ. Khi viết xong bạn cần có thói quen đọc lại để xem đã viết đúng chưa để có thể kịp thời sửa lại trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng. Viết sai chính tả là một lỗi có thể đánh giá bạn là con người không chỉn chu trong thác phong làm việc. Mà ngành luật lại là một ngành cần sự tỉ mỉ, cẩn thận chính vì vậy các bạn hãy chú ý nhé để tránh những lỗi nhỏ mà ảnh hưởng đến việc ứng tuyển vị trí công việc mình yêu thích.

Một vài lưu ý bạn cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật trong CV
Một vài lưu ý bạn cần tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật trong CV

Mọi ngành nghề đều có những yêu cầu riêng trong công việc chính vì vậy bạn cần chú ý khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp đặc biệt là ngành luật. Trong bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành luật, hy vọng rằng đây sẽ là những chia sẻ thú vị dành cho bạn.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :