Mục tiêu nghề nghiệp QC - Một số gợi ý mục tiêu cho từng ngành

Theo dõi tuyendung3s tại

Thùy Linh  

Mục tiêu nghề nghiệp QC phải viết sao để ghi điểm với nhà tuyển dụng? Trong các bản CV, mục tiêu nghề nghiệp luôn là một trong những mục quan trọng nhất để giúp cho bộ phận HR của doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để ra quyết định lựa chọn ứng viên. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp QC và cách viết mục tiêu nghề QC sao cho chuẩn qua bài viết dưới đây.

1. Mục tiêu nghề nghiệp QC

1.1. Vì sao phải có mục tiêu xin việc trong CV ngành QC

Nghề QC hay còn được biết đến với cái tên đầy đủ là kiểm tra chất lượng (quality control). Hiện nay, đây đang là một công việc nhận được rất nhiều sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà tuyển dụng cũng như nhiều ứng viên. Khi đảm nhiệm công việc này, nhiệm vụ chính của các ứng viên sẽ là giám sát, kiểm tra thường xuyên chất lượng của các bộ phận máy móc, các phần cứng, phần mềm, dây chuyền sản xuất trong nhà máy, công xưởng, kho chứa,...để đảm bảo các chỉ số về chất lượng luôn đạt yêu cầu.

 Vì sao phải có mục tiêu xin việc trong CV ngành QC
 Vì sao phải có mục tiêu xin việc trong CV ngành QC

Với nhiệm vụ quan trọng như vậy nên rất nhiều doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh doanh sản xuất có nhu cầu tìm kiếm nhân lực cho vị trí này. Tuy nhiên, cũng chính vì tầm quan trọng của nó lớn đến vậy nên những yêu cầu của nhà tuyển dụng đặt ra cũng luôn rất cao. Ngay từ vòng gửi CV xin việc, các nhân viên HR sẽ đọc và nghiên cứu rất kĩ từng bộ hồ sơ của ứng viên. Bên cạnh những thông tin như học vấn, kinh nghiệm,...thì phần mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên cũng chính là một tiêu chí quan trọng để bộ phận tuyển dụng đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên. 

Mục tiêu nghề nghiệp QC được ứng viên viết trong CV sẽ cho thấy được các định hướng, mục tiêu nghề nghiệp của mỗi ứng viên trong tương lai, thể hiện được ứng viên đó đã lập ra được lộ trình thăng tiến, thiết lập các mục tiêu gì khi lựa chọn công việc này và căn cứ vào đó để nhà tuyển dụng lựa chọn người thích hợp. 

1.2. Những lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp QC

Mục tiêu nghề nghiệp QC, người ứng tuyển sẽ cần lưu ý một số điểm sau để phần mục tiêu của mình tốt nhất

1.2.1. Vị trí ứng tuyển

Lưu ý đầu tiên cần phải nhớ khi viết mục tiêu nghề nghiệp đó là để ý kĩ vị trí ứng tuyển. Có không ít ứng viên khi ứng tuyển vào các vị trí việc làm sẽ nộp CV cho nhiều công ty khác nhau. Và lỗi sai đầu tiên họ hay gặp phải đó chính là viết một mục tiêu nghề nghiệp duy nhất cho tất cả các bản cv xin việc của mình. Mặc dù các công ty mà ứng viên ứng tuyển đều đang tìm kiếm ứng viên ngành QC nhưng không phải tất cả các vị trí tuyển dụng ở các công ty đều như nhau. Chính vì vậy, ứng viên sẽ cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng yêu cầu tuyển dụng của từng doanh nghiệp, tổ chức để viết mục tiêu sao cho phù hợp với yêu cầu của từng nơi. Người ứng tuyển không nên áp dụng, viết duy nhất một mục tiêu nghề nghiệp cho tất cả các vị trí QC ở mọi công ty khác nhau vì có thể làm cho bạn tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp cảm thấy bạn chưa đủ chuyên nghiệp, chưa tìm hiểu kĩ về doanh nghiệp của họ.

Vị trí ứng tuyển
Vị trí ứng tuyển

 1.2.2. Năng lực, mục tiêu của bản thân

Bất cứ ứng viên nào khi mong muốn được nhận vào một vị trí nào đó đều sẽ đặt ra cho mình những mục tiêu riêng, mục đích phát triển sự nghiệp khác nhau. Điều đó là tốt, tuy nhiên, khi đã quyết định lựa chọn ứng tuyển vào một công việc tại bất kì doanh nghiệp nào, bạn sẽ cần tìm hiểu kĩ về công ty, yêu cầu tuyển dụng của họ để đảm bảo các mục tiêu sự nghiệp, công việc riêng của bạn sẽ phù hợp với yêu cầu tìm kiếm ứng viên tại công ty. 

Rất nhiều ứng viên khi viết mục tiêu nghề nghiệp thường quá nhấn mạnh vào những mục tiêu muốn đạt được của riêng cá nhân mình mà quên mất việc mang lại các giá trị cho công ty. Các doanh nghiệp luôn muốn tìm các ứng viên giỏi, chất lượng những họ cũng rất quan tâm đến việc ứng viên đó sẽ đóng góp được giá trị gì cho họ. Chính vì vậy, hãy luôn lưu tâm điều này khi viết các mục tiêu nghề nghiệp trong bản cv của mình. 

1.2.3. Mục tiêu rõ ràng, cụ thể 

Điều cuối cùng bạn cần phải lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp QC chính là hãy luôn viết các mục tiêu thật rõ ràng, cụ thể, đừng viết quá lan man hoặc rối rắm. Một bản cv ứng tuyển nghề nghiệp QC không phải sẽ chỉ có duy nhất phần mục tiêu mà ứng viên sẽ cần phải đề cập đến nhiều thông tin khác nữa như trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm,...vậy nên hãy chú ý đến dung lượng của phần mục tiêu để giữ cho bản cv ứng tuyển của mình luôn ở trong khoảng một mặt giấy A4.

Mục tiêu rõ ràng, cụ thể
Mục tiêu rõ ràng, cụ thể 

Đó là về yếu tố dung lượng, việc viết mục tiêu QC rõ ràng, cụ thể còn giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt được các mục tiêu chính của bạn. Đừng lan man, dài dòng vì có thể khiến nhân viên HR đọc mãi mà vẫn không nhìn ra được rốt cuộc mục tiêu nghề nghiệp QC của bạn là gì. 

2. Gợi ý viết mục tiêu QC một số ngành

Dưới đây, bài viết xin gửi đến bạn một số gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp cho một số ngành nghề sau. 

2.1. Ngành gỗ

Trước tiên là ngành gỗ, với những vị trí QC của ngành gỗ, công việc của các nhân viên này sẽ là thường xuyên kiểm tra chất lượng của gỗ thông qua các quy trình, mục tiêu nghiêm ngặt mà các công ty, doanh nghiệp hoặc phân xưởng đặt ra để đảm bảo chất lượng của gỗ luôn đúng yêu cầu của khách hàng, đối tác. 

Với yêu cầu công việc như trên, bạn có thể viết phần mục tiêu nghề nghiệp như sau: “Với kiến thức được học tập tại trường cũng như kinh nghiệm làm việc tích lũy hơn một năm, tôi tự tin bản thân có thể đọc được tốt các bản vẽ kỹ thuật, hoàn thành tốt các quy trình kiểm nghiệm chất lượng gỗ cũng như các nhiệm vụ được giao. Mục tiêu của tôi là sẽ nhanh chóng hòa nhập được với môi trường làm việc của công ty, trong 2 năm tới nếu được nhận sẽ cống hiến hết mình và lên được vị trí trưởng bộ phận”. 

2.2. Ngành cơ khí và tự động hóa

Ngành cơ khí và tự động hóa đặt ra một số yêu cầu cho vị trí QC như sau: nhân viên QC sẽ phải thường xuyên giám sát, kiểm tra kỹ càng chất lượng của các loại máy móc trong toàn bộ dây truyền sản xuất trước khi đi vào hoạt động. Cần liên tục theo dõi, giám sát để nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề phát sinh, nguyên nhân gây lỗi để có phương án xử lý kịp thời và báo cáo lên cấp trên.

Ngành cơ khí và tự động hóa
Ngành cơ khí và tự động hóa

Với yêu cầu nghề nghiệp như vậy, bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp QC như sau: “Với những kinh nghiệm mà mình đã tích lũy cũng như sự cẩn thận, kỹ tính có sẵn, tôi tự tin bản thân có thể đản nhận tốt vị trí nhân viên kiểm soát chất lượng máy móc mà doanh nghiệp đang ứng tuyển. Mục tiêu của tôi trong thời gian ngắn sắp tới nếu được nhận việc chính là có thể nhanh chóng làm quen với môi trường, nhịp làm việc tại phân xưởng cũng như các đồng nghiệp. Trong dài hạn, cụ thể là 3-5 năm tới, tôi hy vọng mình sẽ đảm nhận được vị trí trưởng phòng giám sát và quản lý chất lượng”.

2.3. Ngành thực phẩm 

Nhân viên QC thực phẩm sẽ phải cần đến rất nhiều kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ bởi ngành thực phẩm đặt ra rất nhiều yêu cầu với một nhân viên QC. Khi đảm nhận vị trí QC trong ngành thực phẩm, bạn sẽ phải tự lên được quy trình giám sát, kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm. Thường xuyên báo các về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của từng mã sản phẩm cũng như của cả một cửa hàng, kho chứa thực phẩm đảm bảo đáp ứng đúng các yêu cầu được đặt ra trong quy định về anh toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành thực phẩm
Ngành thực phẩm 

Với yêu cầu như trên, ứng viên có thể viết phần mục tiêu nghề nghiệp của mình trong cv ứng tuyển như sau: “Nếu được nhận vào vị trí nhân viên kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm tại công ty, tôi sẽ luôn cố gắng, nỗ lực trau dồi bản thân để thực hiện và hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao. Mục tiêu của tôi là  luôn nỗ lực trong công việc, đóng góp được thật nhiều cho công ty và trong 2-3 năm tới, có thể trở thành một chuyên viên quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có thật nhiều đóng góp to lớn cho doanh nghiệp. 

2.4. Ngành may mặc 

Nhân viên QC ngành dệt may sẽ có nhiệm vụ chính là chịu trách nhiệm giám sát chất lượng của những sản phẩm được làm ra trước khi được bán đến tay người tiêu dùng. Việc kiểm tra chất lượng của các nguồn vật liệu đầu vào như vải, chỉ may, phụ kiện cũng là nhiệm vụ của các nhân viên QC ngành dệt may.

Ngành may mặc
Ngành may mặc 

Với yêu cầu công việc như vậy, gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp của bạn sẽ là: “Với kinh nghiệm được tích lũy của mình, tôi mong muốn bản thân sẽ nhanh chóng hòa nhập được vào môi trường làm việc tại phân xưởng, hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được phân công. Luôn có tinh thần cầu tiến, nỗ lực vươn lên, học hỏi và trau dồi để đóng góp thật nhiều cho công ty. Trong vòng 2 năm sau khi được nhận, tuy hy vọng mình sẽ lên được vị trí chuyên viên giám sát và kiểm tra chất lượng”.

Trên đây là toàn bộ bài viết nhằm chia sẻ đến bạn đọc các thông tin liên quan về mục tiêu nghề nghiệp QC. Bài viết cũng gợi ý một số cách viết mục tiêu cho các ngành dệt may, thực phẩm, ngành gỗ,...Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin có ích cho bạn đọc. Chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ, làm việc thật hiệu quả, năng suất.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :