Cách viết mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện gây ấn tượng nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Phương Nga  

Khi đi tuyển dụng dù ở bất kì vị trí nào, công ty nào thì bạn cũng đều sẽ phải viết được mục tiêu nghề nghiệp. Mục tiêu mà hay nó sẽ là một lợi thế khi đi phỏng vấn. Trong ngành tổ chức sự kiện cũng vậy. Để có thể viết được mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện hiệu quả nhất mời các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện có vai trò như thế nào? 

1.1. Mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện là những mục tiêu, định hướng của bạn trong ngành tổ chức sự kiện. Nó sẽ giúp bạn định vị được xem công việc tổ chức sự kiện mà bạn sẽ làm này có phù hợp với những gì mà tuyển dụng đang tìm kiếm không.

 Mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện là gì?
 Mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện là gì?

1.2. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện

Phần mục tiêu nghề nghiệp của tổ chức sự kiện nó sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn khách quan về bạn. Những điều mà bạn đang có và những dự định phát triển trong tương lai của bạn có phù hợp với những gì mà họ đang tìm kiếm không. 

Khi viết được mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện hay nó sẽ gây được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Bạn có mục tiêu rõ ràng, cụ thể sẽ là cơ hội để nhà tuyển dụng có lý do để tuyển bạn hơn. Từ đó bạn sẽ có nhiều cơ hội để qua phỏng vấn và trở thành nhân viên chính thức của công ty mà bạn đang muốn ứng tuyển.

Khi tham gia ứng tuyển vào công việc tổ chức sự kiện, nếu bạn có được mục tiêu nghề nghiệp nó sẽ cho bạn có được định hướng phát triển bản thân tốt hơn. Xác định được bạn muốn làm gì và cần phải làm gì.

Điều quan trọng trong công việc tổ chức sự kiện là cởi mở. Nếu như không có phần mục tiêu nghề nghiệp thì nhà tuyển dụng sẽ không biết được là bạn đang muốn gì, có những am hiểu gì về ngành tổ chức sự kiện này. Như thế sẽ không có được nhận xét đúng trong quá trình phỏng vấn.

Việc có mục tiêu cụ thể dù nó cũng giúp cho nhà tuyển dụng thấy được một phần nào đó năng lực của bản thân bạn. Từ đó cơ hội trong việc của bạn cũng sẽ nhiều hơn.

2. Phân loại các mục tiêu nghề nghiệp 

Tùy vào nhà tuyển dụng và ứng viên khác nhau thì có cách phân loại các mục tiêu khác nhau: mục tiêu dài hạn, mục tiêu trung hạn, mục tiêu ngắn hạn. Tuy nhiên đa số các công ty chỉ yêu cầu nêu mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. 

Phân loại các mục tiêu nghề nghiệp
Phân loại các mục tiêu nghề nghiệp

2.1. Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu được đặt ra và sẽ đạt được nó trong thời gian ngắn (có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,..), những mục tiêu này thì thường là sẽ đơn giản và dễ thực hiện. Mục tiêu ngắn hạn cần được viết một cách ngắn gọn, tránh lan man không nêu được ý chính. Phải gắn những định hướng, kế hoạch của bản thân với sứ mệnh của doanh nghiệp.

2.2. Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu về lâu dài hơn (có thể là trên 1 năm). Mục tiêu dài hạn thì thường sẽ là những mục tiêu to lớn hơn, khó thực hiện hơn và nó sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Khi viết thì phải viết một cách rõ ràng, phải đưa ra được một mốc thời gian cụ thể. Gắn liền mục tiêu dài hạn với mục tiêu ngắn hạn.

 Mục tiêu dài hạn
 Mục tiêu dài hạn

3. Cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện

Những lưu ý khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp là bạn phải viết một cách rõ ràng, tránh lan man, đi vào mục tiêu chính. Không giải thích lý do dài dòng (nếu muốn giải thích bạn có thể giải thích khi phỏng vấn trực tiếp). Đưa ra một thời gian cụ thể cho nhà tuyển dụng.

3.1. Các mục cần lưu ý khi viết

Các mục cần lưu ý khi viết
Các mục cần lưu ý khi viết

3.1.1. Tìm hiểu về các vị trí trong ngành tổ chức sự kiện và những định hướng mà doanh nghiệp muốn đạt được

Để hiểu thêm về vị trí công việc trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mình hay tầm nhìn của doanh nghiệp bạn cần có công cụ tìm kiếm. Bạn có thể tìm kiếm những thông tin của doanh nghiệp mình đang ứng tuyển ở trên Google và trên Facebook. Bạn có thể tham gia vào các hội nhóm để tìm kiếm những người đã hoặc đang làm việc để có thể biết thêm nhiều thông tin hơn. Từ đó bạn sẽ đào sâu được những thông tin hay định hướng của doanh nghiệp. Khai thác các mục tiêu và định hướng phát triển trong tương lai của họ. Để từ đó bạn có thể bám sát suy nghĩ xem mục tiêu của bản thân như thế nào, có phù hợp khi đi theo hướng của doanh nghiệp không.

3.1.2. Xác định được mong muốn và mục tiêu trong tương lai của bản thân với ngành tổ chức sự kiện

Sau khi đã tìm hiểu và biết được những định hướng phát triển của công ty, bạn cần phải xác định được mục tiêu của bản thân mình. Trước mắt chưa cần gắn những dự định của mình với doanh nghiệp. Bạn chỉ cần có những dự định và mục tiêu phát triển trong tương lai như là muốn làm ở vị trí của sự kiện, mục tiêu sau này như thế nào. Sau đó bạn mới xem xem những dự định của mình có điều gì liên quan và có phù hợp vị trí, định hướng phát triển của doanh nghiệp đó không. Quan trọng nhất là bạn có thực sự thích công việc, doanh nghiệp này và có muốn gắn bó lâu dài với nó.

3.1.3. Cân đối mục tiêu

Việc cuối cùng của bạn là cần cân đối mục tiêu. Bạn hãy xem lại những mục tiêu của bản thân và mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp. Nếu bạn đã xác định được mong muốn của bạn phù hợp thì hãy sắp xếp có logic các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Khi viết các mục tiêu này bạn cần gắn nó với định hướng của doanh nghiệp thì mới gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Cân đối mục tiêu
Cân đối mục tiêu

3.2. Các ví dụ khi viết mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện

3.2.1. Đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm

Mục tiêu ngắn hạn: Trong thời gian đầu, em hi vọng mình sẽ qua được vòng phỏng vấn và trở thành nhân viên chính thức với vị trí Envent planner (lên kế hoạch tổ chức sự kiện). Sau đó em mong muốn mình có thể lên được một kế hoạch đầy đủ.

Mục tiêu dài hạn: Khi làm việc ở đây, em mong muốn trong vòng 1 năm tới em có thể học hỏi hết các quy trình của công việc tổ chức sự kiện này. Giải quyết các vấn đề phát sinh để sự kiện diễn ra thành công. Để từ đó có thể tiến xa hơn trở thành 1 người quản lý sự kiện.

3.2.1. Đối với người đã có kinh nghiệm

Mục tiêu ngắn hạn: Với 1 năm kinh nghiệm trong nghề tổ chức sự kiện trước hết khi ứng tuyển vào vị trí quản lý sự kiện này em mong muốn mình sẽ được lựa chọn và trở thành thành viên chính thức của công ty. Trong vòng 1 tháng tới em hi vọng mình sẽ nắm bắt được những công việc mà mình sẽ phải làm. Tổ chức được nhiều sự kiện thành công. 

Mục tiêu dài hạn: em hi vọng trong vòng 1 năm tới, em sẽ có thể chịu trách nhiệm và xử lý tốt tất cả các công việc. Đưa ra được các đề án, kế hoạch hay, giúp ích cho công ty. Có thể được đảm nhận chức vụ cao hơn như người quản lý cấp cao và đưa ra một mức lương khác tương xứng hơn.

Các ví dụ khi viết mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện
Các ví dụ khi viết mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện

Trên đây là tất cả về mục tiêu nghề nghiệp tổ chức sự kiện. Hi vọng những thông tin này của vietlam24h.net.vn sẽ có ích với bạn.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :