Chia sẻ cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp truyền thông

Theo dõi tuyendung3s tại

Lan Anh  

Đối với ứng viên ngành truyền thông muốn sở hữu bản CV hoàn chỉnh thì chắc chắn không thể thiếu mục tiêu nghề nghiệp truyền thông. Như vậy cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp truyền thông như thế nào? Mời ứng viên cùng tham khảo bài đọc để hiểu kỹ hơn về cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp truyền thông sao cho đẹp mắt nhé.

1. Tìm hiểu vai trò của mục tiêu nghề nghiệp truyền thông

Mục tiêu nghề nghiệp được đánh giá là đề mục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi bản CV của các ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào mục tiêu nghề nghiệp truyền thông để đánh giá xem ứng viên đó có nghiêm túc với công việc và có đủ bản lĩnh để đối phó với công việc được giao hay không.

Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp truyền thông giữ vai trò cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có thực sự phù hợp với tính chất của công việc hay chỉ ứng tuyển theo trào lưu hoặc ứng tuyển theo xu hướng.

Vai trò mục tiêu nghề nghiệp truyền thông
Vai trò mục tiêu nghề nghiệp truyền thông

Không chỉ vậy, việc trình bày mục tiêu nghề nghiệp truyền thông còn chứng minh được ứng viên đó có thực sự muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không. Đồng thời nhà tuyển dụng cũng biết được rằng ứng viên đã có kế hoạch gì trong tương lai, dự định và động lực phát triển cho doanh nghiệp như thế nào.

Đối với lĩnh vực truyền thông thì việc trình bày một bản mục tiêu nghề nghiệp truyền thông càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bản CV bởi yếu tố này sẽ giúp ứng viên thể hiện được tư duy của mình cũng như góc nhìn về tiềm năng của ngành truyền thông.

2. Tham khảo mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông ấn tượng

Lĩnh vực truyền thông là một trong những lĩnh vực được nhiều bạn trẻ thế hệ mới theo đuổi chứ không phải là ngành nghề mới nổi gần đây. Tuy nhiên chính nhờ sự bùng nổ trong công nghệ kỹ thuật số mà rất nhiều hình thức truyền thông tiếp thị được sáng lập như truyền thông thông qua truyền hình, đài phát thanh hoặc báo chí.

Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một trong những gợi ý hữu ích về cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp truyền thông sao cho hợp lý nhất để ứng viên có thể tham khảo nhé.

2.1. Truyền thông tổ chức sự kiện

Sau năm năm gắn bó với công việc truyền thông tổ chức sự kiện cũng như tổ chức các hội thảo, hội nghị tôi đã học hỏi được kinh nghiệm quý báu tại doanh nghiệp YYY. Bên cạnh đó sau một thời gian dài được hợp tác và làm việc cùng công ty AAA tôi hy vọng trong 6 năm tới mình sẽ được đảm nhiệm vai trò chủ quản lý dự án.

2.2. Truyền thông quan hệ công chúng

Tôi hoàn toàn tự tin với khả năng xử lý tình huống khéo léo và thông minh của mình nên hy vọng sẽ được làm việc và phối hợp cùng doanh nghiệp AAA để xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững trên thị trường. Với sự nỗ lực không ngừng của tôi trong nhiều năm qua mong rằng doanh nghiệp AAA sẽ nhận tôi với vai trò Trưởng bộ phận Quan hệ công chúng trong vòng 5 năm sau.

2.3. Truyền thông PR Media

Sau một thời gian dài được học tập và gắn bó cùng lĩnh vực truyền thông PR Media tại giảng đường và doanh nghiệp cũ. Tôi đã có nhiều lần cơ hội được hợp tác cùng doanh nghiệp cũ MMM với cương vị Chuyên viên truyền thông PR Media, nhiệm vụ của tôi tại thời điểm đó chính là quảng bá, xây dựng các chiến lược truyền thông để đẩy mạnh giá trị, tên tuổi của thương hiệu. Mong rằng với kinh nghiệm 5 năm mà tôi đã từng làm vị trí này tại doanh nghiệp cũ sẽ được công ty chấp nhận và cho tôi cơ hội làm việc. 

Truyền thông PR Media
Truyền thông PR Media

Bởi tôi mong muốn được thử sức làm việc tại môi trường truyền thông mới, được trải nghiệm và học hỏi những cái mới và phát triển tốt hơn với ngành nghề của mình. Tôi mong rằng sẽ giúp công ty đẩy mạnh thương hiệu ra thị trường một cách tốt nhất và vững mạnh.

2.4. Truyền thông nội bộ

Sau 3 năm tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Truyền thông nội bộ tôi đã đảm nhận công việc liên quan đến truyền thông. Đây là một ngành nghề mang tính sáng tạo vô cùng cao cũng như tính năng động và ý tưởng tốt. Tôi hy vọng rằng với 3 năm kinh nghiệm vị trí Truyền thông nội bộ, bằng các kỹ năng công việc mà tôi đã học hỏi được công ty sẽ nhận tôi vào làm việc chính thức.

Truyền thông nội bộ
Truyền thông nội bộ

Mục tiêu công việc vị trí Truyền thông nội bộ trong 5 năm tới tại công ty đó là không ngừng phát triển chiến dịch thương hiệu và sản phẩm cho công ty. Giúp công ty đứng vững trên thị trường thương mại điện tử cũng như xây dựng và phát triển văn hoá công ty tốt nhất.

2.5. Chuyên viên Digital Marketing

Từng tốt nguyên Cử nhân chuyên ngành Digital Marketing tôi đã học tập được rất nhiều kiến thức chuyên môn bổ ích từ các thầy cô tại giảng đường. Đặc biệt là các lĩnh vực như SEM hoặc SEO Website, tôi mong rằng sẽ được cùng công ty TTT xây dựng và lên kế hoạch chiến lược Marketing tối ưu nhất ra thị trường.

Chuyên viên Digital Marketing
Chuyên viên Digital Marketing

Đồng thời trong 5 năm tiếp theo tôi sẽ được trực tiếp đảm nhận các dự án hàng đầu về Marketing cũng như thương hiệu của công ty sẽ được phổ biến với tất cả các ứng viên. Không ngừng học hỏi và nỗ lực từng ngày để đóng góp cho công ty những điều tốt đẹp nhất.

3. Những điểm cần đặc biệt lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp truyền thông

3.1. Không lan man và không dài dòng

Yêu cầu tất cả các ứng viên nên hoàn thành đầy đủ ý trong phần nội dung mục tiêu nghề nghiệp truyền thông của bản CV. Tuy nhiên cần đặc biệt tránh trường hợp lan man và dài dòng các ý dẫn đến bị loãng nội dung.

Cụ thể đối với phần nội dung mục tiêu nghề nghiệp truyền thông ứng viên chỉ cần trình bày khoảng từ 2 - 3 dòng là hợp lý nhất. Trong quá trình viết ứng viên nên trình bày rõ ràng định hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân với doanh nghiệp đang ứng tuyển, nên diễn đạt một cách cụ thể chứ không nên quá màu mè hoặc phô trương hoá dẫn đến người đọc không nhận được ý chính mà bạn muốn truyền tải.

Không lan man
Không lan man

Bên cạnh đó, đối với những mục nội dung liên quan như thông tin cá nhân của ứng viên, kỹ năng và sở thích cá nhân hoặc trình độ học vấn thì yêu cầu bắt buộc phải điền đầy đủ và chính xác nhất.

3.2. Tránh trình bày chung chung và quá bay bổng

Chắc chắn tất cả các ứng viên đều khao khát được nhận việc cho nên các bạn không nên trình bày bằng những ngôn ngữ diễn đạt quá bay bổng và hư ảo. Đối với ngành truyền thông thì khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp ứng viên phải nói rõ ràng về con số muốn đạt được cho công ty, tránh trường hợp diễn đạt chung chung và không đi về một hướng cụ thể.

3.3. Trình bày đúng nội dung mục tiêu nghề nghiệp truyền thông

Nếu như ứng viên chỉ trình bày mục tiêu nghề nghiệp truyền thông một cách chung chung về truyền thông thì nhà tuyển dụng sẽ không thể hiểu được bạn muốn đảm nhận nhiệm vụ gì. Bởi vậy ứng viên phải trình bày mục tiêu nghề nghiệp với vị trí truyền thông mà bạn muốn ứng tuyển là gì.

Trình bày đúng nội dung
Trình bày đúng nội dung

Đồng thời đừng quên trình bày thêm những dự định và mục tiêu về thành tích mà bạn sẽ mong muốn đạt được cho công ty nhé.

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về vai trò của mục tiêu nghề nghiệp truyền thông cũng như hướng dẫn cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp truyền thông sao cho hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ và góp ý của chúng tôi trong bài đọc này sẽ giúp ứng viên hoàn thiện bản CV của mình hoàn chỉnh và chất lượng nhất.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :