Muốn làm y tá thì học gì? Bạn có quan tâm khi COVID “gõ cửa” toàn cầu?

Theo dõi tuyendung3s tại

Yên Đan  

Muốn làm y tá thì học gì? Có lẽ câu hỏi sẽ chẳng bao giờ mãnh liệt, thôi thức trong huyết quản của những người trót dành tình yêu cho y học, cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người như những ngày này. Chuỗi ngày tăm tối nhất đi vào lịch sử nhân loại khi SARS-CoV-2 bùng phát phơi nhiễm cho hơn 1,2 triệu người khắp hành tinh. trong con số đó, hơn 70.000 người đã vĩnh viễn rời khỏi nhân thế. Và... Covid đang giáng mạnh những đòn mạnh vào nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng...đó vẫn chưa là con số cuối cùng. Và chúng ta, đặc biệt những đội ngũ nhân viên y tế - những “chiến sĩ cảm tử” vẫn đang ngày đêm chiến đấu hết mình với Covid và nhiều hơn những mối an toàn với sức khỏe con người. Bên cạnh lựa chọn bác sĩ, làm nên lực lượng “thiên thần áo trắng” trong covid hay những bệnh viện. Họ là những y tá.

1. Y tá - họ là ai?

 Y tá - họ là ai?
 Y tá - họ là ai?

Tôi tin rằng, trong những ngày này, dù là người không có thú đọc tin buổi sáng hay theo dõi những thông tin thời sự, chính trị mỗi ngày đi chăng nữa, thì bạn cũng chẳng thể nào làm ngơ với những tin dữ được cập nhật, thống kê về covid trên nhiều diễn đàn. Và chắc lướt mạng xã hội, bạn cũng sẽ thấy cay xè sống mũi khi chứng kiến, hình ảnh một bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai, trèo lên cáng xe thực hiện hô hấp nhân tạo để giành giật lại sự sống cho bệnh nhân nguy kịch được chuyển đến từ tuyến dưới. 

Và lúc đó, bạn có thể đang hình dung rằng, chỉ có những bác sĩ chuyên môn cao mới là những người được mệnh danh là những “thiên thần áo trắng”. Thực ra, không phải, làm nên những thành công ban đầu trong công cuộc chữa trị, điều trị, chăm sóc nạn nhân nghi nhiễm và nhiễm Covid...ngoài đội ngũ bác sĩ, lực lượng quan trọng được xem là cánh tay phải đắc lực của bác sĩ, không những trong mùa dịch mà trong mọi tình huống từ lâm sàng đến nguy kịch...họ là những y tá. Hình ảnh, những người khoác Blouse trắng trong những bệnh viện, phòng khám, nhà thương, các cơ sở y tế nói chung có lẽ không xa lạ với bất kỳ ai. Nhưng họ đích thì ai, đảm nhiệm những công việc gì thì không phải ai cũng rành rọt trong vấn

 đề này. Thực ra, cùng với đội ngũ bác sĩ, y sĩ, dược sĩ...y tá là một thành phần chuyên môn quan trọng trong hệ thống y tế, những người có tác vụ hỗ trợ điều trị, chăm sóc, phục hồi, sức khỏe cho bệnh nhân.

y tá là một thành phần chuyên môn quan trọng trong hệ thống y tế, những người có tác vụ hỗ trợ điều trị, chăm sóc, phục hồi, sức khỏe cho bệnh nhân
y tá là một thành phần chuyên môn quan trọng trong hệ thống y tế, những người có tác vụ hỗ trợ điều trị, chăm sóc, phục hồi, sức khỏe cho bệnh nhân.

 Họ là người có mặt kịp thời trong những tình huống từ nguy kịch như cấp cứu để đưa bệnh nhân đến tận phòng mổ, họ là những người song hành cùng bác sĩ, chuẩn bị đầy đủ, phục vụ tận tình những trang thiết bị trên bàn mổ, đồng thời là lực lượng đảm nhiệm công tác phổ biến tình trạng sức khỏe, giải thích những thông tin bệnh án. Đồng thời cũng là người an ủi bệnh nhân, tạo động lực, sức mạnh về tinh thần giúp họ hàn gắn và dần dần vượt qua những nỗi đau về thể xác. Trong các cơ sở Y tế, các y tá sẽ cùng một lúc chăm sóc nhiều bệnh nhân. Thậm chí, đây là lực lượng túc trực đông đảo và thường xuyên của bệnh viện bên cạnh đội ngũ bác sĩ chuyên khoa…

Đảm đương nhiều nhiệm vụ, muốn học y tá bạn cần phải được đào tạo về chuyên môn vững vàng và tự trau dồi những kỹ năng cần thiết để có thể làm hoàn thành được khối lượng công việc được giao và sẵn sàng, chủ động cho những tình huống bất thình lình liên đới trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. Vậy làm Y tá cần gì, học những trường nào và tình hình tuyển sinh ra sao? Chúng ta hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé. 

Xem thêm: Gợi ý các ngành khối B có triển vọng trong tương lai

2. Muốn làm y tá thì học gì? 

Muốn làm y tá thì học gì?
Muốn làm y tá thì học gì? 

Y tá cần học gì? Như đã nói, đó là nỗi niềm, câu hỏi quặn thắt của của tất cả những nhân viên mê y và công việc chăm sóc sức khỏe con người. Nhưng đó cũng là một dấu chấm hỏi lớn cho những bậc phụ huynh trước cánh cửa nghề nghiệp của con em mình. Bởi lẽ, đây đích thực là một nghề có ý nghĩa cao cả, nhưng đồng nghĩa với việc thường xuyên đối mặt với những áp lực thậm chí là những nguy cơ tiềm tàng, nguy hiểm.

 Mặc dù là vậy, đặt trong  bối cảnh, các mối quan tâm về sức khỏe con người được đặt lên hàng đầu như hiện nay và khát khao bỏng cháy của những con người muốn gắn bó cuộc đời mình bằng sự cống hiến và mang lại niềm vui cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và xã hội, y tá, bác sĩ...đang được đào tạo động loạt tại nhiều cơ sở từ đại học cao đẳng, trung cấp đến đại học trên toàn quốc.

 Tại Việt Nam, một số cơ sở chuyên đào tạo Y tá nổi bật có thể kể đến như Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Dược Tp. HCM, Đại học Y Thái Bình, Đại học Y Dược Cần Thơ...và trăm các trường cao đẳng, trung cấp Y dược trên khắp cả nước khác. 

So với lực lượng bác sĩ đảm nhiệm phần việc chuyên môn là cứu chữa bệnh nhân, thực hiện các cuộc phẫu thuật, kiểm tra sức khỏe bệnh nhân phức tạp...lực lượng y tá có công việc ở mức độ hỗ trợ các bác sĩ và thiên về đặc thù là chăm sóc bệnh nhân, thực hiện những nghiệp vụ Y đơn giản hơn.

Mức điểm sàn của của các ngành đào tạo lượng y tá trong những năm qua theo thống kê từ hệ thống đại học Y dược nổi bật chỉ dao động trong mức từ 18 - 20 điểm. Nhiều trường cao đẳng áp dụng phương pháp tuyển sinh sinh viên bằng hình thức xét tuyển học bạ trung học phổ thông. 

học gì để trở thành Y tá
Nhiều trường cao đẳng áp dụng phương pháp tuyển sinh sinh viên bằng hình thức xét tuyển học bạ trung học phổ thông. 

Song tuy nhiên, điều này không có nghĩa, là việc theo học tại các cơ sở đại học, cao đẳng nhẹ nhàng hơn. Để theo ngành Y tá, ngoài niềm đam mê, kỹ năng chăm sóc, bạn cần đảm bảo các chuyên môn của mình được đạo tại các môn trường đào tạo. 

Để có thể theo đuổi nghề Y tá tại các  bệnh viên, đến các cơ sở tư nhân, tại nước ta, bạn phải bằng về điều dưỡng đồng thời đảm bảo những kiến thức về khoa học xã hội, khoa học sức khỏe và điều dưỡng. 

Bên cạnh đó cũng được trang bị những kiến thức về phân tích và áp dụng những kỹ thuật, nguyên lý, quy trình điều dưỡng kết hợp với những phương pháp chẩn đoán sức khỏe, thí nghiệm, phân tích các thành tố hóa học của thuốc, các phương pháp duy trì cải thiện điều kiện sống, đạo đức ngành y cũng như kiến thức để chăm sóc các bệnh chuyên khoa, dược lâm sàng và pháp luật áp dụng trong các tổ chức y tế. 

Y tá là tên gọi chung của một bộ phận, song trong lực lượng những trợ thủ đắc lực này, cũng được chia ra làm nhiều nhánh nhỏ như : Y tá chăm sóc sức khỏe tích cực, Y tế cho trẻ em, Y tá cho bệnh nhân tâm thần, y tá các vấn đề tai - mũi - họng đến làm công tác thí nghiệm và làm lập bệnh án...Ứng với mỗi nhánh nhỏ riêng, bạn bắt buộc phải đảm bảo các kỹ năng nghiệp vụ chuyên biệt. 

Tại một số quốc gia như Chile để hành nghề Y tá, ít nhất, bạn bắt buộc phải có bằng cử nhân trở lên. Trong khi đó, với nhu cầu tuyển dụng lớn lẫn không yêu cầu quá sâu về chuyên môn chữa bệnh, các y tá chỉ cần học xong trung học và bước chân vào kỳ đào tạo chuyên sâu trước khi ra những bệnh viện công tác. Thế nhưng dù ở đâu, hệ đào tạo Y tá kéo dài bao lâu thì bên cạnh những kiến thức được đào tạo trong các môi trường đại học và cao đẳng, bạn bắt buộc phải trau dồi thêm những kỹ năng mềm quan trọng sau đây:

Xem thêm: Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai mà bạn nên biết

3. Y tá bắt buộc những kỹ năng gì?

Y tá bắt buộc những kỹ năng gì?
Y tá bắt buộc những kỹ năng gì?

Là nghề “đa di năng”, đảm nhiệm nhiều nhiệm trong các cơ sở y tế đồng thời kết hợp với đặc thù tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân… tham gia trực tiếp vào công tác cứu người, bạn cần :

3.1. “Thương người như thể thương thân”

Chắc bạn bạn đã từng đến nghe nói đến khoản tiền “ bù đắp thanh xuân” cho những cô gái theo học ngành y tại các trường đại học? Thế nhưng khoản tiền đó có lớn đến mấy cũng không thể sánh được với những cống hiến của họ sau khi ra trường tại các cơ sở Y tế. Có thể Y tá không cần học đến 8, 9 năm để lấy được chứng chỉ hành nghề bác sĩ, những họ dùng cả đam mê, thanh xuân, trái tim nhân hậu...của họ để hỗ trợ phục hồi sức khỏe thể chất và thuyên giảm những nỗi đau tinh thần của bệnh nhân và người nhà của họ bằng thái độ chăm sóc ân cần, sự quan tâm, nghiệp vụ chuyên nghiệp. Là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với những nỗi đau, vết thương, bệnh tật, tình hình sức khỏe sâu sát...họ phải là người thấu hiểu, có lòng nhân hậu, cảm thông...mới có thể tìm thấy được ý nghĩa công việc mình đang làm. 

3.2. Nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn cẩn thận

nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn cẩn thận
Nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn cẩn thận

Bạn sẽ thấy có phần ngược đời khi kết hợp cả 3 nhân tố này trong cùng một dòng. Nhưng với nghề Y tá, việc kết hợp này là có nguyên nhân. Câu trả lời cho phẩm chất nhanh nhẹn đầu tiên là bởi họ cùng một lúc phải đảm nhiệm nhiều công việc và nhiều khi không theo kế hoạch vì nó phụ thuộc và tình hình bệnh nhân trong và được chuyển đến bệnh viện và phải luân chuyển công việc này đến công việc khác. 

Đức tính cẩn thận được thể hiện trong quá trình Y tá đảm nhiệm công việc hóa nghiệm, làm các thí nghiệm, kiểm tra sức khỏe và làm báo cáo hay lựa chọn thuốc, trang thiết bị phục vụ bác sĩ...bởi lẽ, chỉ sai lệch một chút trong ngành y có thể dẫn đến kết quả xấu nhất là ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của cong người. 

3.3. Kiên nhẫn, mềm mỏng

Không chỉ chăm sóc thể chất mà kiêm thêm nhiệm vụ của một nhà tâm lý, ngoài lòng nhân hậu, sự chuyên nghiệp của y tá còn thể hiện ở đặc điểm kiên nhẫn và mềm mỏng, đặc biệt là những bệnh nhận đang có sức khỏe tiến triển theo chiều hướng xấu và có dấu hiệu của khủng hoảng. Bạn sẽ là người giải thích, chia sẻ cho bệnh nhân và người nhà...bằng thái độ cảm thông, nhiệt tình...để họ có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật.

Bên cạnh những phẩm chất trên, muốn theo đuổi nghiệp Y tá bạn trang bị cho mình một “tinh thần thép”. Nó không chỉ thể hiện trong khâu đối mặt trực tiếp với những bệnh nhân có sức khỏe tinh thần bất ổn mà còn những trường hợp thương tật nặng như bệnh nhân bị tai nạn, cấp cứu hay hỗ trợ các ca phẫu thuật. Nếu “thần kinh yếu” khả năng bỏ nghề vì ám ảnh của y tá rất cao. 

Xem thêm: Xã hội học là gì? Cơ hội việc làm của cử nhân ngành Xã hội học

  4. Cơ hội nghề nghiệp cho ngành y tá hiện nay như thế nào? 

Cơ hội nghề nghiệp cho ngành y tá hiện nay như thế nào?
Cơ hội nghề nghiệp cho ngành y tá hiện nay như thế nào? 

Là nghề được cả xã hội tôn vinh với nhiệm vụ chưa lành các vết thương về thể xác,tinh thần, là những chiến sĩ tiên phong trong phong trào đấu tranh với nạn dịch. Y tá cùng với bác sĩ và đội ngũ chuyên Y tế đang có cánh cửa nghề cực kỳ rộng mở trong bối cảnh, những vấn đề về sức khỏe con người trở thành mối quan tâm hàng đầu. Tại Mỹ, con số Y tá còn trống trong hệ thống bệnh viện phục vụ dân số gần 100 triệu người lên đến hơn 100.000. Đây cũng ngành xếp thứ hai, trong khối ngành dịch vụ - Y cần tuyển dụng với số lượng lớn sau  việc làm khoa học và việc làm công nghệ cao và sở hữu mức lương không dưới 68.000 USD/năm theo thống kê của Glassdoor.

Tại Canada, con số Y tá cần tuyển cho ngành Y tế công đến cộng đồng vào khoảng 113.000 cao hơn Mỹ đính kèm theo nhiều chế độ đãi ngộ hậu hĩnh. Ở nước ta, sự bùng nổ của nhu cầu khám sức khỏe, chữa bệnh gia tăng tỉ lệ thuận cũng số lượng cơ sở y tế công mở rộng chi nhánh lẫn những những cơ sở tư nhân phát triển mạnh, tạo động lực cho nghề y tá có cơ hội phát triển mạnh mẽ. 

Song tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, tỉ lệ sinh viên Y theo học điều dưỡng, y tá kiếm được công việc như ý chỉ chiếm tỉ lệ 65%, bởi những những kỹ năng nghiệp vụ chưa thực sự chuyên nghiệp và cơ chế xin vào các cơ sở Y tế công còn khá chặt. 

Hi vọng rằng, những thông tin trên đây của vieclam24h.net.vn đi trả lời cho câu hỏi “Muốn làm y tá thì học gì” và những vấn đề xoay quanh sẽ thật sự hữu ích với bạn trong quá trình lựa chọn con đường sự nghiệp cho bản thân mình!

Ngay lúc này! Dù bạn là ai, đến từ đâu miễn là có mặt trên thế giới này, hãy chung tay đẩy lùi Covid bằng những hành động nhỏ nhất như đeo khẩu trang, đảm bảo cách ly an toàn...nhé! Thân ái!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :