Nằm lòng bí kíp làm sơ yếu lý lịch viên chức hot nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Trương Lý  

Ngày đăng: 08/05/2021

Công nhân, viên chức và những vấn đề xoay quanh luôn là một chủ đề “nóng” trong vài năm trở lại do có những thay đổi trong phương pháp thi và tiến bộ trong các loại tài liệu cần phải chú ý chuẩn bị. Có thể nói rằng làm công nhân viên chức có lợi thế lớn về mặt ổn định trong công việc khi có cơ hội thăng tiến cao và được hưởng trợ cấp khi về hưu, chính yếu tố này đã khiến “cơn sốt” công nhân viên chức trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi số lượng đăng ký thi tuyển công nhân viên chức trở nên cao kỷ lục thời gian gần đây. Để trở nên nổi bật trong số hàng ngàn ứng viên sáng giá, ngoài những chuẩn bị kỹ càng về mặt chuyên môn thì hoàn thành các giấy tờ thủ tục chỉn chu, sáng sủa là một điểm “cộng” đáng giá, nhất là sơ yếu lý lịch viên chức. Hãy cùng Vieclam24h.net.vn tìm hiểu về những điều cần chú ý khi làm sơ yếu lý lịch viên chức nhé!

1. Những điều cần biết về sơ yếu lý lịch viên chức

Tùy vào các trung tâm hỗ trợ tổ chức thi công nhân viên chức mà họ có những yêu cầu khác nhau về từng loại giấy tờ và thủ tục khác nhau, nhưng sơ yếu lý lịch viên chức là thứ bất di bất dịch không thể bỏ qua. Có thể hiểu được tâm lý của những người đi thi lý lịch viên chức là khá lo lắng, chỉ tập trung ôn thi thay vì chuẩn bị những tài liệu quan trọng, nhưng nếu bỏ ra chút thời gian và công sức sắp xếp thì tâm lý đi thi sẽ trở nên vững vàng hơn và có khả năng đỗ cao hơn bình thường đấy! Thi gì thì thi, nhưng không được bỏ quên sơ yếu lý lịch viên chức nhé.

Những điều cần biết về sơ yếu lý lịch công chức
Những điều cần biết về sơ yếu lý lịch công chức

1.1. Sơ yếu lý lịch viên chức được dùng để làm gì?

Giống như sơ yếu lý lịch của học sinh/sinh viên cần được hoàn thành trước kỳ thi đại học, thì sơ yếu lý lịch viên chức cũng có chức năng tương tự như vậy: cung cấp cho bên thi tuyển những thông tin cá nhân cơ bản nhất mang tính chất nhận diện và được sử dụng để xét duyệt tính hợp lệ để tham dự kỳ thi viên chức nhà nước. Tương tự như học sinh/sinh viên chuẩn bị đi thi đại học, thì mỗi viên chức đều có một mã số riêng, nên nhớ những mã số này để điền vào hồ sơ nhé. Có một lưu ý nhỏ cho những công nhân viên chức là hồ sơ cần được hoàn thiện sớm nhất có thể bởi lẽ số lượng công nhân viên chức mỗi năm càng ngày càng đông, đôi khi sẽ gây khó khăn cho bộ phận thu nhận thông tin có thể bỏ sót hoặc điền sai thông tin của bạn, gây nên nhiều phiền toái. Chính vì thế nên hãy chú ý hoàn thành hồ sơ nhanh nhất có thể nhé.

Lý lịch công chức là gì?
Lý lịch công chức là gì?

1.2. Sự quan trọng của sơ yếu lý lịch viên chức

Sự thật đã cho thấy rằng, đã có rất nhiều những vấn đề liên quan tới thi công nhân - viên chức, kỳ thi cho “người lớn” này cũng đã có nhiều kẻ lợi dụng sơ hở để có thể trà trộn vào thực hiện những việc trái với quy định phòng thi và vi phạm pháp luật. Thật vậy, báo chí những năm vừa qua đã chứng kiến nhiều trường hợp mạo danh, ăn cắp thông tin thí sinh để vào thi, thi lại trà trộn gây mất trật tự buổi thi và ảnh hưởng tâm lý của các thi sinh khác trong phòng thi. Việc hoàn thiện sơ yếu lý lịch viên chức sẽ giúp cho công tác quản lý phòng thi được dễ dàng hơn, ngăn ngừa những sự cố không mong muốn xảy ra và tăng cơ hội trúng tuyển cho bạn.

Tầm quan trọng của sơ yếu lý lịch
Tầm quan trọng của sơ yếu lý lịch

2. Cách viết sơ yếu lý lịch công chức

2.1. Phần thông tin cá nhân

Tương tự như những tài liệu khác của các em học sinh sinh viên, thì công nhân viên chức cũng cần chú ý tới phần này, vì đây là phần đầu tiên mà bên nhân sự hoặc bên giám thị nhận khi đi thi. Chung quy thì phần này khá dễ, đơn giản, viết nhanh chóng, tuy nhiên dễ sai sót ở phần viết chữ và số. Trước khi điền vào phần thông tin cá nhân, các bạn chú ý chuẩn bị nhiều ảnh thẻ cỡ 3x4 hoặc 4x6 tùy kích cỡ của sơ yếu lý lịch đó nhé. Cơ bản thì những thông tin này bạn có thể chép lại y hệt từ thông tin của sổ hộ khẩu/căn cước công dân, v.v…. Một thông tin cần chú ý nữa, đó là đôi khi nhiều người có sự nhầm lẫn giữa hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện nay, hai nơi này không cần thiết phải chính xác nhau hoàn toàn nhưng hộ khẩu thường trú phải chính xác ở trong sổ hộ khẩu, còn nơi thường/tạm trú là nơi mình đang sinh sống hiện tại. 

Phần thông tin cá nhân của sơ yếu lý lịch
Phần thông tin cá nhân của sơ yếu lý lịch

2.2. Những thông tin về nơi làm việc của công nhân viên chức

Đây là phần mà các công nhân viên chức phải thực sự cẩn thận (trong trường hợp là những người đã vượt qua kỳ thi viên chức). Phần này có thể mất khá lâu để hoàn thiện so với phần đầu tiên của sơ yếu lý lịch, bởi lẽ phần này có chứa những thông tin về công việc mà không phải ai cũng nhớ như in 100% như:

Thông tin về nơi làm việc của viên chức
Thông tin về nơi làm việc của viên chức

- Ngày tuyển dụng: thứ, ngày, tháng, năm được nhận vào trong công ty công chức

- Vị trí (hoặc chức danh) hiện tại: chức danh hiện tại của bản thân trong công ty, ví dụ như Trưởng phòng Kế toán, Phó giám đốc, Phó phòng Kinh doanh,... đồng thời cung cấp chính xác mã số chức danh công việc mình đảm nhiệm trong hiện tại.

- Công việc chính được giao: mô tả công việc được giao phó hằng ngày và quan trọng ghi thêm bậc lương, hệ số lương hằng năm được nhận.

- Trình độ chuyên môn cao nhất: nhắc tới trình độ học vấn của bản thân, có thể ghi là Đại học, Cao học, Tiến sĩ…

- Các chứng chỉ cần thiết: Khi đăng ký thi công nhân viên chức, tất cả đều được yêu cầu cần có một số chứng chỉ quan trọng như những chứng chỉ có trong sơ yếu lý lịch như sau: trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học văn phòng. Để làm được lãnh đạo thì trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước là điều vô cùng cần thiết. Những chứng chỉ thuộc về kỹ năng kia là để chứng minh rằng công nhân viên chức cũng đang bắt kịp với thời đại số 4.0 khi tin học và ngoại ngữ trở thành bắt buộc.

- Khen thưởng, kỷ luật: Ghi rõ những thông tin khen thưởng hoặc kỷ luật (kèm lý do)

- Tóm tắt quá trình công tác: Ghi rõ ràng lịch trình công tác của bản thân từ khi vừa mới làm viên chức cho tới nay để làm rõ về danh tính và liên lạc nếu tiện

- Quan hệ nhân thân: Đây cũng là một phần tiêu tốn thời gian khi lại chuẩn bị hỏi người thân những thông tin cần thiết để ghi vào phần này. Bao gồm tên tuổi, năm sinh, quê quán, liên hệ, quan hệ với viên chức như thế nào, v.v….

- Diễn biến quá trình lương của viên chức: Đây là một phần quan trọng, nhấn mạnh về lịch sử lương của công nhân viên chức, như ngày/tháng/năm nhận việc, bậc lương, hệ số lương và phần trăm tăng tiền lương, tiền thưởng sau thời gian.

Trên đây là những thông tin sơ yếu lý lịch viên chức quan trọng mà ai có ý định thi tuyển công chức cần phải chú ý. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :