Thành phần gia đình yếu tố quan trọng của sơ yếu lý lịch

Theo dõi tuyendung3s tại

Trần Khánh Ngân  

Thành phần gia đình là một trong những thông tin quan trọng của sơ yếu lý lịch? Vậy thành phần gia đình có ý nghĩa gì? Cách điền thông tin về thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch đúng chuẩn? Những

Thành phần gia đình là một trong những thông tin quan trọng của sơ yếu lý lịch giới thiệu bản thân? Vậy thành phần gia đình có ý nghĩa gì? Cách điền thông tin về thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch đúng chuẩn? Những lưu ý để có được một bản sơ yêu lý lịch thu hút nhà tuyển dụng? Tất cả thông tin đó sẽ có trong bài viết sau đây. Mời bạn đọc tham khảo bài viết này để biết thêm chi tiết nhé.

1. Thành phần gia đình - Khái niệm về sơ yếu lý lịch bạn cần biết

Thành phần gia đình là một mục nhỏ trong sơ yếu lý lịch. Bạn sẽ phải ghi đầy đủ thông tin về các thành viên trong gia đình bạn ví dụ như  bố mẹ thuộc thành phần cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, viên chức hay công chức. Vậy khái niệm sơ yếu lý lịch bạn cần biết là gì?

Theo từ điển bách khoa Wikipedia :

Sơ yếu lý lịch Là một bản liệt kê những thông tin cá nhân của người ứng tuyển để cung cấp cho nhà tuyển dụng. Sơ yếu lý lịch bao gồm các mục như: tên, tuổi, ngày sinh tháng đẻ, sinh ở đâu, tên họ đầy đủ của bố, mẹ và những người thân khác của người ứng tuyển. Có thể hiểu đơn giản bản sơ yếu lý lịch là 1 bản cung cấp những thông tin căn bản nhất về một người cho bên tuyển dụng.

Bên cạnh đó sơ yếu lý lịch còn là 1 bản lý lịch trích ngang hay còn gọi là sơ lược lý lịch do người ứng tuyển cung cấp cho người tuyển dụng dùng để xin việc.

Thành phần gia đình là gì?

Tham khảo ngay những câu hỏi tuyển dụng hay gặp nhất, để bạn dễ dang vượt qua buổi phỏng vấn của mình. Thông tin hữu ích này được chia sẻ bởi vieclam24h.net.vn

2. Những thông tin bạn cần biết về mục thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất trong sơ yếu lý lịch?

Cải cách ruộng được tiến hành ở Bắc bộ của Việt Nam được tiến hành với mục đích xóa sổ văn hóa phong kiến, tiêu diệt địa chủ bóc lột người dân, loại trừ thành phần gián điệp, phản quốc hay những con người phản động (chống lại chính quyền) đánh đổ bọn cường hào, các đảng đối lập... Cải cách ruộng đất được Đảng lao động Việt Nam và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hóa được tiến hành vào những năm từ 1953 đến 1956. Cải cách ruộng đất có đặc điểm đặc trưng là tịch thu tài sản, đất đai của những người giàu và chia cho người nghèo đồng thời nhà nước sẽ định tội cho những người thuộc các đối tượng phản quốc cường hào địa chủ nêu trên. Cải cách ruộng đất là một trong những chương trình do Đảng đặt ra để chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ đất nước còn khủng hoảng.

Đây là một trong những chương trình nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo loại trừ thành phần bất hảo trong xã hội mà những người theo chủ nghĩa cộng sản nghĩ rằng chương trình đó sẽ lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản. Theo họ động thái này sẽ giúp loại bỏ các thành phần gia đình xấu để Việt Nam nhanh chóng tiến lên Chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đó.

Sau ba năm thực hiện chương trình cải cách ruộng đất, dân nghèo hầu hết đã được phân chia lại ruộng đất một cách công bằng ở miền Bắc, loại bỏ hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, do áp dụng cải cách ruộng đất một cách giáo điều rập khuôn do học theo cải cách ruộng đất của Trung Quốc đã gây ra nhiều phương hại ảnh hưởng tiêu cực cho nhân dân và đất nước.

Cuộc cải cách ruộng đất đã làm cho nông thôn miền Bắc lúc bấy giờ trở nên ngột ngạt, khó ở, gây phương hại đến đoàn kết dân tộc Việt Nam, làm suy giảm niềm tin vào Đảng của một số tầng lớn nhân dân. Suốt 1 năm sau đó, chính phủ Việt Nam đã phải thường xuyên thực hiện các chiến dịch xin lỗi sửa sai, nhận khuyết điểm và không ngừng sửa đổi các chính sách với mục đích phục hồi danh dự và tài sản cho những nhân dân vị pháp luật xử oan, cũng như loại bỏ đa số các cán bộ đã gây ra những sai lầm kể trên.

Như vậy có thể thấy mục thành phần gia đình của bản sơ yếu lý lịch lấy mốc sau cải cách ruộng đất để xác thực xem bạn thuộc thành phần xã hội nào, có xỏ nhầm giày đi theo Pháp, Mỹ thời trước không.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất

3. Thành phần gia đình - Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc làm chuẩn

Một bản sơ yếu lý lịch chuẩn theo quy định của nhà nước cần các mục cụ thể như sau, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi:

Phần thông tin cá nhân (họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh): Đây là phần thông tin cơ bản rất quan trọng nên bạn cố gắng khai đúng sự thật so với chứng minh nhân dân, riêng họ tên chú ý in hoa.

Phần address (nơi ở hiện tại): Cần khai đúng đủ địa chỉ như số nhà phố phường ngõ bao nhiêu…Yêu cầu thông tin bạn cấp phải khai giống số hộ khẩu.

Nguyên quán là quê quán của cha ông nội của bạn. Trường hợp không có cha có thể khai nguyên quán của mẹ hoặc của người chăm sóc bạn nếu không rõ cha mẹ là ai.

Dân tộc: Đa số người Việt Nam là dân tộc Kinh, nếu là dân tộc khác thì cần kê khai rõ ràng tên dân tộc gốc của bạn. Ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài nếu bạn là con lai.

Tôn giáo: Ghi rõ đạo tên đạo mà mình theo, nếu là người có chức sắc trong tôn giáo thì ghi cả chức của mình vào, không theo đạo nào thì ghi “Không”.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Thông tin về thành phần của gia đình bạn phải được khai theo đúng quy định của pháp luật, Cụ thể gợi ý cho bạn hiểu là thành phần gia đình là gì sau đây thì ghi như thế vào mục này: cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, viên chức hay công chức.

Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Gia đình bạn thuộc tầng lớp nào trong xã hội như công nhân, công chức, viên chức… thì sẽ điền thông tin vào đó

Trình độ văn hóa: Khai đầy đủ 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.

Trình độ ngoại ngữ: Điền khai đầy đủ các loại bằng ngoại ngữ bạn đang sở hữu chẳng hạn như đại học Anh Ngữ, Pháp Ngữ hay Nga Ngữ.

Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam/ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Cần điền đầy đủ thông tin ngày tháng năm và nơi được kết nạp.

Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: Khai rõ ràng chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật gì bạn được đào tạo, tốt nghiệp với chuyên ngành gì, học chính quy hay tại chức, ghi đủ các loại văn bằng đã được cấp, trường hợp có nhiều bằng thì ghi toàn bộ tên bằng đó.

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn

Mức lương cho đến hiện tại bạn được hưởng

Ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ, lý do.

Hoàn cảnh gia đình: Với các thông tin bắt buộc như Họ tên, năm sinh, quê quán; chỗ ở, nghề nghiệp, kinh tế của từng người. Khai đầy đủ thông tin về Cha, mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi, anh chị em ruột, vợ (chồng), con cái.

Quá trình hoạt động của bản thân: Tóm tắt những bước đi trong cuộc đời như thời gian này học trường nào, thời gian tiếp theo đi làm ở đâu một cách đầy đủ theo trình tự thời gian từ quá khứ từ thời niên thiếu cho đến hiện tại đã tham gia hoạt động xã hội, đi học ở đâu, đi làm ở đâu, giữ chức vụ gì.

Khen thưởng/ Kỷ luật: Viết rõ thời gian được khen với hình thức khen như thế nào, sai phạm là gì, hình thức kỷ luật.

Sau khi hoàn thành bản Sơ yếu lý lịch bạn có thể ứng tuyển ngay vieclam24h ở một công ty, doanhh nghiệp nào đó ở vị trí đúng chuyên môn mà bạn đang quan tâm.

4. Thành phần gia đình - Những sai lầm khi viết sơ yếu lý lịch cần tránh

4.1. Lỗi chính tả

Ai cũng từng cầm bút kê khai sơ yếu lý lịch nhưng ít người biết cách viết sơ yếu lý lịch đúng chuẩn. Một danh sách dài những thông tin, kỹ năng, trách nhiệm và quá trình làm việc bạn phải kê khai rất có thể khiến phát sinh ra lỗi chính tả. Do đó, bạn cần điền thông tin chậm rãi để tránh những lỗi sai đáng tiếc tạo ấn tượng xấu cho người tuyển dụng.

4.2. Chia sẻ về những ước mơ nghề nghiệp

Chắc hẳn bạn đã từng được tư vấn là cách tốt nhất để mở đầu sơ yếu lý lịch là trình bày rõ ràng về mục tiêu sắp tới của bạn. Tuy nhiên, phương pháp đó  có vẻ lỗi thời trong thời đại ngày nay. Nhà tuyển dụng có thể cho rằng lời khẳng định đó của bạn là xáo rỗng.

Một văn bản hay thu hút người đọc là văn bản có những dòng đầu tiên viết thật chất lượng vì vậy, thay vì lãng phí những dòng đầu tiên để nói về niềm tin và mơ ước về sự nghiệp của mình, hãy kể thật tóm tắt và xúc tích lý do tại sao họ phải tuyển bạn cũng như khả năng và thành tựu bạn có thể làm được cho công ty nếu trúng tuyển.

4.3. Lạm dụng các thuật ngữ chuyên ngành

Các thuật ngữ chuyên ngành không hề khiến bạn trông có vẻ  “bác học” hơn thậm chí nó còn làm hình tượng của bạn xấu đi trong mắt nhà tuyển dụng. Bởi nhà tuyển dụng đã quá quen thuộc với các thuật ngữ chuyên môn do đó nếu bạn dùng sai thuật ngữ sẽ khiến nhà tuyển dụng ấn tượng xấu về bạn.

Lỗi chính tả

4.4. Không tùy biến sơ yếu lý lịch theo nhà tuyển dụng

Sơ yếu lý lịch cần phải làm mới mỗi khi gửi cho một nhà tuyển dụng mới. Bạn sẽ không bao giờ thành công nếu gửi cùng một sơ yếu lý lịch cho một lúc nhiều nhà tuyển dụng khác nhau. Bởi mỗi công ty có một yêu cầu công việc riêng, có môi trường văn hóa khác nhau. Và việc của bạn là làm sao để bản sơ yếu lý lịch của mình phù hợp nhất với từng công ty bạn ứng tuyển. Tìm hiểu, nắm bắt được nhu cầu của họ và tùy biến sơ yếu lý lịch của mình một cách thích hợp, bạn mới có cơ hội trúng tuyển.

5. Thành phần gia đình - Những lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch xin việc làm

Muốn có được bản sơ yếu lý lịch chuẩn chỉnh, sáng lạng để ghi điểm trong mắt  nhà tuyển dụng, bạn cần chú ý những điểm sau:

•        Thông tin cần hàm xúc ngắn gọn và cần thiết.

•        Chú ý kê khai đầy đủ thông tin quan trọng.

•        Chỉ được chọn một kiểu chữ, phông chữ, màu mực, không tẩy xóa trong sơ yếu.

Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch xin việc

Sau bài viết này hy vọng quý khách đã rõ mục Thành phần gia đình là gì? Có ý nghĩa như thế nào và chúng ta nên điền những thông tin gì vào mục đó rồi chứ? Mong rằng bạn đọc sẽ sở hữu cho mình một bản sơ yếu lý lịch hoàn hảo nhất thu hút nhà tuyển dụng mời đến ứng tuyển vị trí việc làm hành chính nhân sự tại Hồ Chí Minh hay việc làm nào đó khác bạn quan tâm. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo. Trân trọng!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :