Giải đáp những thắc mắc về trình độ chính trị trong hồ sơ xin việc

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyễn Minh Trang  

Khi viết hồ sơ xin việc, có rất nhiều người thường bỏ qua mục trình độ chính trị. Tuy nhiên, đối với những ứng viên ứng tuyển các vị trí cho doanh nghiệp trong nước thì đây là một yếu tố không thể bỏ qua. Vậy trình độ chính trị là gì? Nó có vai trò quan trọng như thế nào trong một bản hồ sơ xin việc? Cách viết đúng chuẩn nhất? Hãy tìm hiểu bài biết dưới đây để những rõ những thông tin đó nhé.

1. Tìm hiểu về trình độ chính trị trong hồ sơ xin việc của bạn:

1.1. Sơ lược về “chính trị” 

1.1.1. “Chính trị” là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về chính trị nhưng có thể hiểu một cách đơn giản “chính trị” hay còn gọi là niềm tin, lý luận chính trị, đây là một hệ thống được thiết lập với các mục tiêu tri thức trừu tượng, kĩ năng nhằm phục vụ cho việc ứng dụng vào để nghiên cứu khoa học, giải quyết tranh chấp, các cuộc đàm phán, thương lượng và các vấn đề chính trị ở mỗi quốc gia nói riêng và trên thế giới nói chung. Nó được tích lũy, xây dựng và phát triển qua nhiều thế hệ. 

Chính trị là gì?
Chính trị là gì?

1.1.2. Vai trò của chính trị

Trong đời sống, chính trị tồn tại song song và luôn có vai trò quan trọng  trong việc giáo dục, nuôi dưỡng và hình thành nên các giá trị đạo đức cá nhân. Chính trị là cái nôi để giáo dục nhận thức, tư tưởng, thái độ, là cơ sở để xác định hành vi đúng đắn trong lối sống, cư xử, hành vi văn hóa.

Chính trị giúp con người sống có trách nhiệm, thái độ tích cực, coi trọng văn hóa, ý thức đúng mực trong việc tuân thủ và thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, của các cơ quan trực thuộc nhà nước. Điều đó tạo ra một xã hội văn mình, người dân có trình độ hiểu biết, văn hóa, góp phần mang lại sự phát triển, vững chắc cho đất nước và xã hội.

1.1.3. Nơi đào tạo “trình độ chính trị” cho cá nhân

1.1.3.1. Các trường không thuộc phạm vi đào tạo “chính trị”

Để được ghi nhận và xác định trình độ chính trị thì các ứng viên đã từng tham gia và có chứng nhận về khóa học “Lý luận chính trị” tại các cơ sở trung tâm, hoặc các trường đại học không thuộc phạm vị về các trường học liên quan đến chính trị. Chẳng hạn như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách Khoa, Đại học Mở, Đại học Xây Dựng,...

Trường nào đào tạo chính trị?
Trường nào đào tạo chính trị?
1.1.3.2. Các trường thuộc về khối chính trị

Với trường hợp này thì ứng viên đối với từng chuyên ngành cụ thể của trường sẽ có được sắp xếp các cấp độ chính trị khác nhau, tùy theo năng lực học vấn, trình độ chuyên môn và sự đánh giá của nhà trường. 

1.1.4. Nguyên tắc xác định trình độ chính trị của mỗi cá nhân 

Từ các cơ sở đơn vị thuộc khối chính trị hoặc không nằm trong khối chính trị; các chương trình đào tạo và học tập từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp để xác định các trình độ chính trị của mỗi cá nhân thì đã được nhà nước quy định bằng thông tư, điều luật văn bản cụ thể, rõ ràng.

Trình độ chính trị sẽ được phân chia làm 3 cấp độ chính: sơ cấp, cao cấp và cấp độ trung cấp.

1.1.4.1. Trình độ chính trị cấp độ cao cấp 

Đây là những đối tượng đã được đào tạo, học tập có bài bản, sâu sắc về chính trị: những cá nhân đã theo học, hoặc tốt nghiệp các trường đại học đào tạo về chính trị, theo các chuyên ngành, chuyên môn về chính trị, văn hóa, tư tưởng triết học và tổ chức; những người có bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành học Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối C. Mác - Lê Nin, đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam; hoặc đó là các cán bộ thuộc cấp chiến thuật, chiến dịch được đào tạo chuyên sâu về chính trị.

Xác định trình độ chính trị như thế nào?
Xác định trình độ chính trị như thế nào?
1.1.4.2. Trình độ chính trị cấp bậc trung cấp

Đây là những cá nhân theo học tại các trường đại học khối ngành không thuộc về đào tạo chính trị như: kinh doanh, kinh tế, giáo dục, báo chí,...; các cá nhân đã theo học tại các trường trung học phổ thông đã hoàn thành, có bằng về các chương trình học đào tạo về chính trị. Bên cạnh đó cũng có thể là các trường thuộc danh sách được nhà nước, chính phủ cấp quyền về việc đào tạo và giảng dạy; các cá nhân đã hoàn thành xong những chương trình đào tạo tại các cơ sở, ban ngành về chính trị 

1.1.4.3. Trình độ chính trị cấp sơ cấp

Những người thuộc đối tượng này là các cá nhân đã hoàn thành xong chương trình học tại các trường học viện, cao đẳng, đại học trong nước; các trường trung cấp về các khối ngành như kinh tế, quân đội và trung cấp công an; nhóm học viên đã hoàn thành và tốt nghiệp các trường học đào tạo về quản lý, chỉ huy quân sự, hoặc các học viện quân đội, an ninh không thuộc nhóm các trường khoa học xã hội và nhân văn.

Các trình độ chính trị xác định cụ thể thế nào?
Các trình độ chính trị xác định cụ thể thế nào?

1.2. “Trình độ chính trị” có ý nghĩa như thế nào trong hồ sơ xin việc

1.2.1. Ứng tuyển vào các tổ chức nước ngoài hoặc hoạt động tự do

Tùy vào mục đích, công ty, doanh nghiệp bạn hướng đến mà trình độ chính trị có mức độ quan trọng khác nhau. Đối với các ứng viên muốn được làm việc tại doanh nghiệp tư nhân, công ty nước ngoài, hay hoạt động kinh doanh tư nhân tự do thì trình độ chính trị không quá quan trọng hay bắt buộc cần phải có.

Những ứng viên này có thể trình bày một cách đơn giản hoặc có thể bỏ qua những nội dung liên quan đến phần này trong bản hồ sơ sơ yếu lý lịch của mình, và những nội dung trong mục này về phía nhà tuyển dụng cũng thường không quá lưu tâm.

Ứng tuyển vào tổ chức nước ngoài thì trình độ chính trị có quan trọng không?
Ứng tuyển vào tổ chức nước ngoài thì trình độ chính trị có quan trọng không?

1.2.2. Ứng tuyển vào các tổ chức thuộc Nhà nước, chính phủ

Mặt khác, đối với các cá nhân đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp thuộc nhà nước, chính phủ hoặc có mong muốn ứng tuyển để làm việc ở vị trí trong nhà nước, chính phủ thì “trình độ chính trị” lại là yếu tố vô cùng quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến vị trí công việc bạn đảm nhận cũng như sự thăng tiến về sau này trong công việc.

Ở đây, trình độ chính trị là một nội dung quan trọng không thể bỏ qua hoặc làm qua loa trong phần sơ yếu lý lịch, đây chính là cơ sở, căn cứ để từ đó các cơ quan đoàn thể có thể sắp xếp vị trí công việc, lên kế hoạch và lộ trình cho việc đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên. Đồng thời có thể đánh giá một cách chính xác, cụ thể về năng lực của cán bộ về mặt tư tưởng, nhận thức, lý luận chính trị.

2. Những lưu ý khi viết “trình độ chính trị” trong hồ sơ xin việc 

2.1. Các giấy tờ cần thiết cho một hồ sơ xin việc

Để đảm bảo một sơ yếu lý lịch được chuyên nghiệp, chỉnh chu nhất thì điều tối thiểu là bạn cần thực hiện được đó là đảm bảo đủ các giấy tờ, thủ tục dù bạn làm việc ở bất kỳ đâu.

Một hồ sơ xin việc hoàn chỉnh, đầy đủ thì sẽ bao gồm các giấy tờ như: sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, giấy khám sức khỏe, CV, các giấy tờ cá nhân và chúng đều đã được công chứng xác thực đầy đủ. Cũng tùy vào mỗi doanh nghiệp thì sẽ lại có những yêu cầu riêng về hồ sơ xin việc nhưng nhìn chung đa phần các loại giấy tờ cần thiết sẽ bao gồm như trên.

Việc không đảm bảo đúng và đủ các loại giấy tờ trong hồ sơ xin việc thì mặc dù trình độ chính trị của bạn có thuộc cao cấp đi chăng nữa thì hồ sơ ấy cũng không được chấp nhận.

Hồ sơ xin việc cần đảm bảo đầy đủ giấy tờ
Hồ sơ xin việc cần đảm bảo đầy đủ giấy tờ

2.2. Xác định chính xác về cấp bậc trình độ chính trị của bản thân

Trước khi viết hồ sơ xin việc bạn cần phải hiểu và nắm rõ được cấp trình độ chính trị của mình là ở đâu. Vấn đề trang bị những kiến thức, yêu cầu về trình độ chính trị là vô cùng quan trọng và cần thiết cho bạn khi làm hồ sơ xin việc cho mình.

Để xác định được đúng thì hãy dựa vào những yếu tố, các cơ sở và đặc điểm về từng cấp bậc của trình độ chính trị, sau đó hãy hoàn thiện đầy đủ hồ sơ của mình. 

Ngoài ra, khi đã xác định được đúng cấp bậc trình độ chính trị của mình nhưng để tạo được ấn tượng hơn thì có rất nhiều cá nhân đã không trung thực về trình độ chính trị của mình khi làm hồ sơ xin việc. Điều ấy sẽ không chỉ khiến bạn tự chứng minh rằng mình là người thiếu hiểu biết mà còn là một cá nhân không trung thực. Đây sẽ là một điểm trừ rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng của bạn.

Ghi chính xác thông tin cá nhân vào sơ yếu lý lịch
Ghi chính xác thông tin cá nhân vào sơ yếu lý lịch

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về trình độ chính trị bạn nên biết trong hồ sơ xin việc. Mong bạn sẽ hiểu rõ và có cái nhìn chính xác nhất để giúp hồ sơ của mình được hoàn thiện, chỉnh chu hơn nhé.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :