Hướng dẫn ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch hiệu quả

Theo dõi tuyendung3s tại

Phương Mai  

Ngày đăng: 21/03/2024

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển cùng với sự tăng trưởng kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế tri thức thì vai trò của nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Trong đó trình trình độ văn hóa là tiêu chí đang được quan tâm nhất. Đây cũng là phần không thể thiếu trong các hồ sơ khi đi xin việc, giúp các nhà tuyển dụng có thể nắm rõ được về trình độ văn hóa của ứng viên và đánh giá mức độ phù hợp với doanh nghiệp như thế nào.

1. Khái niệm trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Trình độ văn hóa là cụm từ có lẽ không còn xa lạ đối với tất cả chúng ta, tuy nhiên chưa hắn ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy trình độ văn hóa được hiểu như thế nào? Trước hết hãy tìm hiểu văn hóa là gì?

Khái niệm trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa. Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất, rõ ràng về văn hóa. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất, văn hóa là toàn bộ những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển, thể hiện mức độ xã hội qua từng thời kỳ giáo dục, khoa học công nghệ, vấn đề đạo đức, nhân cách, lối sống,.. của con người.  Văn hóa là biểu hiện vẻ đẹp của con người, đó là giá trị không thể đo lường được. Do đó, cũng không có khái niệm chính xác về trình độ văn hóa.

Tuy nhiên, theo cách hiểu đơn giản nhất thì trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch là mức độ học vấn của mỗi người qua quá trình học tập ở các cấp bậc phổ thông. Điều này là một phần quan trọng không thể thiếu trong các hồ sơ cá nhân, với chi tiết như sau:

- Thứ nhất, là trình độ văn hóa thuộc hệ 10 năm: Đây là trình độ dành cho những người thuộc hệ 6x, 7x là chủ yếu.

- Thứ hai, là trình độ văn hóa thuộc hệ 12 năm: Đây là hệ thống giáo dục hiện hành của Việt Nam.

- Thứ ba, là trình độ văn hóa thuộc hệ đào tạo chuyên ngành riêng: Đây là hệ đạo tạo cao hơn như  Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,...

2. Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch hiệu quả

Đây là một trong những mục quan trọng của sơ yếu lý lịch mà chúng ta thường gặp phải. Nó là yêu cầu bắt buộc trong hầu hết các hồ sơ thông tin cá nhân. Do đó, bạn cần nắm rõ và ghi thật chính xác các thông tin trong mục này, tránh để đánh mất cơ hội việc làm của mình trong tương lai.

- Nếu trên hồ sơ ghi trình độ văn hóa bạn sẽ điền là: 12/12 ( nếu bạn học hết lớp 12)/ 9/12( nếu bạn học hết lớp 9), 10/10( nếu bạn học hết hệ đào tạo 10 năm),... Đối với các bạn học cấp bậc cao hơn như đại học, cao đẳng,... thì cũng ghi là 12/12 hoặc 10/10.

- Nếu trên hồ sơ ghi trình độ học vấn ( trình độ chuyên môn) bạn sẽ điền là: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,...

Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Tuy chỉ là một mục khá nhỏ và tưởng như rất đơn giản, nhưng trình độ văn hóa là yếu tố rất quan trọng mà lại hay nhầm lẫn. Vậy nên, phải thật lưu ý để không bị nhầm giữa trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn nhé.

3. Cách ghi các mục khác ngoài trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch là một phần không thể thiếu trong mỗi hồ sơ xin việc, nó khác hoàn toàn với CV xin việc, do đó các bạn cần phân biệt để tránh sai sót trong quá trình làm hồ sơ xin việc.

Sơ yếu lý lịch là bản tóm tắt ngắn gọn những thông tin cá nhân của người khai. Một sơ yếu lý lịch chính xác nhất cần khai báo một cách trung thực, rõ ràng tất cả các mục sau đây:

- Họ và tên: Ghi đầy đủ học và tên thật của bạn theo thông tin sổ hộ khẩu

- Họ và tên thường dùng: Ghi tên khác của bạn thường hay gọi ( nếu có).

- Giới tính: Nam/Nữ: Ghi đúng giới tính của mình là Nam hay Nữ.

- Năm sinh: Ghi đúng ngày sinh của mình theo các giấy tờ liên quan.

- Nơi sinh: Ghi đầy đủ, chính xác nơi bạn đã sinh ra theo hộ khẩu.

- Nguyên quán: Viết đầy đủ thông tin về quê quán của bạn, nơi bạn ở và đăng ký hộ khẩu.

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi đầy đủ thông tin về nơi bạn ở và đăng ký hộ khẩu theo đúng quy định của pháp luật .

- Chỗ ở hiện nay: Ghi đầy đủ thông tin về nơi bạn ở hiện nay, kể cả nhà trọ.

- Dân tộc: Ghi dân tộc Kinh/ Tày/ Nùng/ Thái,...

- Tôn giáo: Nếu bạn theo tôn giáo nào thì ghi rõ tên tôn giáo đó, ví dụ như: Đạo Phật, Đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa,...

- Thông tin thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Viết thông tin của gia đình bạn theo đúng những gì nhà nước và pháp luật đã quy định, ví dụ: Nông dân, địa chủ hay công chức.

- Thành phần bản thân hiện nay: Ghi đúng thông tin về bản thân, tốt nghiệp cấp bậc nào thì ghi cấp bậc đó: Trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ,...

- Trình độ văn hóa:  Ghi rõ 10/10, 12/12, đại học, cao đẳng,... tùy theo cấp học của bạn

- Trình độ ngoại ngữ: bạn có bằng cấp, trình độ ngoại ngữ nào thì ghi vào đó, ví dụ như: Tiếng Anh, tiếng Pháp, Nga,...

- Trình độ chuyên môn: Bạn tốt nghiệp xếp loại gì thì ghi loại đó: Giỏi, Khá,...

- Loại hình đào tạo: Viết loại hình đào tạo của bạn, ví dụ như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,...

- Chuyên ngành đào tạo: Viết đúng chuyên ngành mà bạn học : Marketing, du lịch, nghiên cứu,...

- Những thông tin khác liên quan về Đảng, Đoàn, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, cấp bậc được hưởng , ngày nhập ngũ và xuất ngũ kèm lý do, quá trình hoạt động của bản thân, khen thưởng, kỷ luật.

- Hoàn cảnh gia đình: Điền đầy đủ các thông tin về bố, mẹ, anh, chị, em và vợ, chồng ( nếu có).

- Quá trình hoạt động của bản thân: Liệt kê đầy đủ quá trình học tập và làm việc của bản thân trước đó( ngày tháng, chức vụ, nơi học tập và làm việc).

- Khen thưởng và kỷ luật: Liệt kê các thông tin về khen thưởng và kỷ luật ( nếu có).

Các mục của sơ yếu lý lịch đều rất quan trọng giúp bạn có thể giới thiệu và cung cấp những thông tin về bản thân cho nhà tuyển dụng, giúp họ có cái nhìn tổng quan nhất về bạn cũng như trình độ văn hóa của bạn. Đây là một phần giúp bạn có thể tạo ấn tượng cho họ, do vậy hãy hết sức chú ý phần này nhé.

4. Cách đánh giá và tìm kiếm ứng viên có trình độ văn hóa của các nhà tuyển dụng

4.1. Giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp cho ứng viên

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của các công ty. Một môi trường phù hợp sẽ giúp cho nhân viên có thể phát huy khả năng của bản thân trong công việc, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, trước khi bắt đầu với một vị trí công việc nào đó, các ứng viên khi đi phỏng vấn đều được các nhà tuyển dụng giới thiệu một cách chi tiết về văn hóa công ty để từ đó các ứng viên có thể xem xét liệu có phù hợp với bản thân mình hay không. Thông qua đó, các nhà tuyển dụng cũng phần nào đánh giá được trình độ văn hóa và mức độ phù hợp của ứng viên đối với doanh nghiệp mà quyết định lựa chọn.

Giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp

4.2. Đưa ra những yếu tố đánh giá trình độ văn hóa của ứng viên

Hiện nay, rất nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng lựa chọn ứng viên theo nhận thức chủ quan của họ mà bỏ qua việc đánh giá qua các công cụ cụ thể. Điều đó khiến cho họ có thể chọn sai người và mất khá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của công ty cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Để lựa chọn được những người phù hợp nhất cho công ty, nhà tuyển dụng nên có một hệ thống công cụ, các câu hỏi, các tình huống khó cho các ứng viên để đánh giá trình độ văn hóa của họ. Qua đó có thể nhận thấy cách ứng xử, xử lý tình huống cũng như tính cách, con người của ứng viên như thế nào. Từ đó đánh giá trình độ và mức độ phù hợp với công việc.

Bên cạnh đó, các câu hỏi mở như “ điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn?”, “bạn nghĩ thành công sẽ đến từ đâu?”,... hay các câu hỏi xoay quanh các vấn đề về chuyên môn, định hướng tương lai của ứng viên đối với ngành nghề, với công việc, mục tiêu họ đặt ra như thế nào, có thể gắn bó với công ty lâu dài hay không,... cũng thường được các nhà tuyển dụng áp dụng để đánh giá trình độ văn hóa của ứng viên. Do đó, những bạn đang có ý định xin việc làm cần lưu ý chuẩn bị thật tốt để có thể vượt qua buổi phỏng vấn một cách tốt nhất.

Yếu tố đánh giá trình độ văn hóa của ứng viên

4.3. So sánh, đánh giá các ứng viên có điểm giống nhau

Có nhiều ứng viên sáng giá với trình độ văn hóa tương đương nhau, nhà tuyển dụng lúc này sẽ phải cân nhắc thật kỹ lưỡng để có thể tìm ra được ứng viên phù hợp nhất. Do đó, bên cạnh trình độ văn hóa, cần phải so sánh, tìm ra sự khác biệt giữa các ứng viên về tính cách, con người, khả năng ứng xử, tìm ra sự nổi trội hơn để lựa chọn. Thậm chí, so sánh với cả những nhân viên cũ, nhân viên hiện tại của công ty để xem xét về mức độ phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể có cái nhìn tổng quan nhất và đưa ra được lựa chọn chính xác.

4.4. Đánh giá sự tương tác của ứng viên với những người khác

Hiện nay, có rất nhiều công ty chỉ thông qua một lần phỏng vấn với một người để quyết định tuyển dụng nhân viên. Tuy nhiên, cách làm đó chứ thể đánh giá hết toàn bộ về trình độ văn hóa, đặc biệt là khả năng tương tác của ứng viên đối với mọi người như thế nào. Do đó, các nhà tuyển dụng nên sắp xếp thêm các buổi phỏng vấn với nhiều người khác nhau, có thể lần một là nhân viên nhân sự phỏng vấn, lần hai sẽ là trưởng phòng hay quản lý sẽ làm việc tiếp với ứng viên sau này phỏng vấn. Như vậy sẽ đánh giá được ứng viên một cách khách quan nhất về trình độ văn hóa, có cái nhìn toàn diện về con người, tính cách và sự phù hợp với công việc chính xác nhất.

Đánh giá sự tương tác của ứng viên với người khác

Hiện nay, có rất nhiều ứng viên với chuyên môn rất cao, tuy nhiên xét về trình độ văn hóa của họ nếu không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp thì chắc chắn sự gắn bó của họ cũng không được lâu dài. Do đó, các nhà tuyển dụng cần cân nhắc kỹ lưỡng để có thể đưa ra được quyết định phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Bài viết trên đây của việc làm 24h Mình đã cung cấp đầy đủ và chi tiết thông tin về trình độ văn hóa và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch để đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích giúp các bạn có một bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :