Trình độ văn hoá là gì? Phân biệt trình độ văn hoá với trình độ học vấn

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyễn Hương Anh  

Khi bạn viết bất kỳ một bộ hồ sơ nào để đi xin việc thì đều có mục bắt buộc phải ghi đó là trình độ văn hoá. Vậy trình độ văn hoá là gì? Không phải ai cũng hiểu rõ được và ghi chính xác trình độ văn hoá của mình. Bạn hiểu hai khái niệm này như thế nào và đã hiểu đúng hay chưa thì hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Trình độ văn hoá là gì?

Nhắc đến Văn hoá chúng ta thường nghĩ đến việc đây là cụm từ chỉ nét đẹp của con người trong lối sống ở một quốc gia. Nó còn là cách ứng xử trong giao tiếp giữa con người với con người. Hay có thể hiểu “văn hoá” là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được đúc kết từ thế hệ trước sang thế hệ sau và được thế hệ sau gìn giữu và phát huy. Nó còn thể hiện cho trình độ phát triển xã hội của quốc gia như: kỹ thuật, văn học, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

trình độ văn hoá

Trình độ văn hoá của một cá nhân là quá trình tự tích luỹ các kỹ năng của bản thân và là quá trình giáo dục trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với những người hoàn thành xong hệ giáo dục cơ bản và học xong đại học cao đẳng hay trung cấp thì đều được ghi trình độ 12/12. Tuy nhiên việc thể hiện trình độ văn hoá của mỗi cá nhân là không giống nhau.

2. Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn có thể được hiểu là sự hiểu biết của con người về sự phát triển của sự vật hiện tượng xung quanh mình, là việc hoàn thành các cấp bậc giáo dục mà cá nhân hoàn thành: tiểu học, trung học, phổ thông. Cụ thể các cấp bậc hiện nay là:

Bậc tiểu học: từ lớp 1 đến lớp 5.

Bậc trung học cơ sở: từ lớp 6 đến lớp 9.

Bậc trung học phổ thông: từ lớp 10 đến lớp 12.

trình độ học vấn

Một cá nhân hoàn thành trung cấp, cao đẳng, đại học hay có học hàm học vị cao hơn nữa thì được gọi là trình độ chuyên môn về nghề nghiệp.

3. Cách ghi trình độ văn hoá trong hồ sơ như thế nào?

3.1. Có những tranh cãi gì về việc trình độ văn hoá trong sơ yếu lý lịch tự thuật?

Trong bản sơ yếu lý lịch tự thuật trình độ văn hoá được coi là trình độ học vấn và ghi theo cấp bậc giáo dục phổ thông cao nhất mà bạn hoàn thành. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều tranh cãi về vấn đề việc ghi trình độ văn hoá là trình độ học vấn. Vì học vấn và văn hoá là khác nhau.

Học vấn chỉ trình độ hiểu biết của con người về nguồn gốc xuất xứ, sự tồn tại và phát triển của thế giới xung quanh, những nghiên cứu cái mới. Điều này được xác lập qua con đường tự học hay được đoà tạo bởi trường lớp,. Trình độ học vấn tức là sự hiểu biết và điều kiện cần của trình độ văn hoá, là cơ sở cho sự tích luỹ văn hoá nhưng chưa là điều kiện đủ của trình độ văn hoá.

Con người sinh ra không phải ai cũng mang sẵn trong mình những hành vi văn hoá, mà những hành vi đó được hình thành qua các mối quan hệ giữa người với người được toát ra từ: cách giao tiếp, ứng xử, đi đứng, trang phục,giải quyết vấn đề cụ thể của từng người,…

Có ý kiến cho rẳng: “Trình độ văn hoá và trình độ học vấn là hai khái niệm nhìn bên ngoài tưởng rất giống nhau có thể hoà quyện làm một và thay thế được cho nhau nhưng hoàn toàn không thể được. Nhưng đây là hai khái niệm có mối quan hệ mật thiết với nhau, song văn hoá là khái niệm cực rộng không thể lấy để thay thế học vấn được.”

Đây là một ý kiến cần phải chú ý đến bởi nếu hiểu hai khái niệm này là một thì tại sao nhiều trường hợp tốt nghiệp đại học thậm chí được phong chức danh là Giáo sư, tiến sĩ,… đôi khi vẫn bị những người có học hàm học vị thấp hơn nói là thiếu văn hoá hay vô văn hoá. Hay những lần bạn đi mua đồ chờ thanh toán tại một siêu thì thị thì bạn phải xếp hàng nếu bạn chen chân lên trước thì sẽ bị những người đứng trước nói là có học mà không biết văn hoá xếp hàng. Hay trước đây, Nguyễn Đình Thi đã từng coi thực dân Pháp học thức cao cầm súng giết những người dân lành nước ta là quân dã man, vô văn hoá là gì?

trình độ văn hoá

Theo TS. Trần Hồng Lưu- Đại học kinh tế Đà Nẵng cho biết: “Có lẽ điều đầu tiên cần cân nhắc lại là nhà sáng tác biểu mẫu, văn bản kiên quyết cần dung khái niệm trình độ học vấn thay cho khái niệm trình độ văn hoá khi kê khai lý lịch. Vì đây là lĩnh vực phổ biến mà gần như ai cũng phải kê khai khi đi làm. Có học là điều kiện quan trọng để trở thành người có văn hoá nhưng để trở thành người có văn hoá đúng nghĩa ngoài việc nâng cao học thức thì con người cần học hỏi không ngừng các lĩnh vực của đời sống xã hội”.

3.2. Ghi trình độ văn hoá trong sơ yếu lý lịch tự thuật như thế nào?

Tuy có rất nhiều tranh cãi về trình độ văn hoá và trình độ học vấn, có nên thay trình độ văn hoá thành trình đọ học vấn hay không? Hiện nay có rất nhiều câu trả lời với những ý kiến khác nhau về vấn đề này.

sơ yếu lý lịch

Tuy nhiên khi bạn đi mua một bộ hồ sơ xin việc ngoài quán thì việc thay trình độ văn hoá thành trình độ học vấn là hoàn toàn chưa có. Tuy không thể đồng nhất hai khái niệm này là một nhưng bạn không thể biết được trình độ văn hoá của mình là gì: cao, trung bình, thấp hay thậm chí là không có văn hoá. Vậy, trong bộ sơ yêu lý lịch chúng ta vẫn thường ghi trình độ văn hoá là trình độ học vấn phổ thông mà bạn hoàn thành chẳng hạn như trình độ văn hoá là 7/10 (nay là 12/12) hay 10/10 (nay là 12/12),… Còn nếu được đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học thì đó là trình độ chuyên môn chứ không phải dành cho trình độ văn hoá.

Tìm việc làm nhanh

3.3. Có những lưu ý nào khi viết sơ yếu lý lịch tự thuật?

Thứ nhất, về nơi sinh: Trong các giấy tờ cũ thường hay sử dụng từ nguyên quán trong khi các giấy tờ hiện nay thường sử dụng quê quán vì vậy có thể hiều là nguyên quán hoặc quê quán của bạn. Cách tốt nhất để xác định đúng nơi sinh của bạn là tờ giấy khai sinh của bạn.

Thứ hai, nơi thường trú/ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: một số bộ hồ sơ thì sẽ ghi rõ cho bạn là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nhung cũng có một số bộ hồ sơ lại ghi là nơi thường trú. Bạn cần biết nơi thường trú của bạn đảm bảo những yếu tố sau: thường xuyên, ổn định, thời gian không giới hạn, và đã được hộ gia đình đăng ký. Vì vậy để ghi chính xác thông tin này, bạn nên ghi theo sổ hộ khẩu đăng ký thường trú của gia đình mình.

Thứ ba, về nơi tạm trú: Ngoài nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì trong sơ yếu lý lịch tự thuật còn có mục tạm trú. Bạn có thể để trống nếu trùng với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Bạn cần điền khi nơi tạm trú của bạn khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Chẳng hạn, bạn đăng ký hộ khẩu thường trú tại quê của mình là Hưng Yên nhưng bạn lại ra Hà Nội làm việc và thuê trọ thì nơi tạm trú của bạn là địa chỉ nơi mà bạn đang thuê trọ,

Thứ tư, về nơi cư trú: Là nơi thường trú hoặc tạm trú, bạn hoàn toàn có thể ghi một trong hai nơi chứ không nhất thiết phải là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Đây là những mục cần lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch tự thuật của bản thân khi cần đi xin việc bởi nó là những thông tin cơ bản để nhà tuyển dụng có thể nắm những thông tin cơ bản về bạn. Ngoài ra trong bộ sơ yếu lý lịch còn rất nhiều mục nhưng đều đã rõ ràng nên bài viết trên đây không đề cập đến.

Như vậy, bài viết trên đây đã đưa ra khái niệm trình độ văn hoá và trình độ học vấn là gì, những tranh cãi về việc ghi trình độ văn hoá trên sơ yếu lý lịch tự thuật. Qua đó, đưa ra cách ghi thông thường của trình độ văn hoá và các lưu ý khi viết hồ sơ đi xin việc làm.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :