Nghi can là gì - Bạn có thật sự hiểu rõ về nó không?

Nguyễn Minh Trang   Thứ sáu, 07/08/2020

Trong lịch sử loài người, nhà nước xuất hiện khi xã hội có giai cấp, để giải quyết mọi mâu thuẫn xã hội thì nhà nước đã đưa ra pháp chế và trong đó có điều lệ người như thế nào bị coi là “nghi can”. Đã đã có những trường hợp xảy ra cho thấy mức độ hiểu rõ “nghi can là gì” còn chưa cao. Bài viết này sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất.

1. Khái niệm nghi can 

Đa số người Việt Nam có hiểu biết về pháp luật còn hạn chế khi thấy một người hay một nhóm người bị các cơ quan chức năng, bộ phận công an hỏi xét hay mời lên đồn làm việc thì đều nghĩ là tội phạm và chắc chắn người đó đã gây ra tội gì nghiêm trọng nên mới bị điều tra. Nhưng liệu suy nghĩ này có đúng hay không? Khái niệm sau đây sẽ cho bạn đáp án 

“Nghi can là gì” nó là thuật ngữ để chỉ người hoặc hung thủ đã thực hiện hành vi phạm tội, tuy nhiên điều đáng nói là người nghi can ở đây mới chỉ xác định ở dạng nghi vấn, suy đoán chứ chưa có đầy đủ cơ sở, chứng cứ để khẳng định chính xác đó là hung thủ.

Ví dụ trong một vụ án mạng, một cô gái đột nhiên bị giết tại nhà riêng thì phía cảnh sát hình sự sẽ tìm đến tất cả những người có liên quan đến cô gái này, có liên quan đến địa điểm cuối cùng mà cô gái đã tiếp xúc để lấy lời khai vì khi mọi chuyện chưa rõ ràng thì ai cũng có thể là hung thủ giết người nhưng khi chưa có bằng chứng xác thực nên tất cả những người bị triệu tập đều được coi là nghi phạm sau đó cảnh sát sẽ làm việc để xác định nghi can giết người của vụ án này. 

Trong thời gian này cảnh sát sẽ tiến hành điều tra, xem xét để thu hẹp phạm vi tội phạm và đến khi có bằng chứng xác thực để bắt người thì đối tượng đấy sẽ trở thành bị can trong vụ án giết cô gái.

“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.”  - Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

Nghi can là gì?
Xem Thêm : Công nghệ thông tin ra làm gì? Các công ty tiềm năng để phát triển

2. Nếu bị coi là nghi can thì họ có quyền làm gì? 

Việc nắm rõ được quyền lợi và nghĩa vụ khi bị coi là nghi can rất quan trọng, bên cạnh việc họ có thể bảo vệ bản thân mình khi đối chất với cơ quan chức năng thì nó còn giúp những người điều tra có thể nhanh chóng bắt được đối tượng.

Khi bị cảnh sát xem là “nghi can”, họ phải có nghĩa vụ chấp nhận yêu cầu mời về trụ sở công an để làm việc, họ phải trả lời câu hỏi, đối chất của người điều tra để có quyết định chính xác xem họ có phải là bị can hay không. 

Ngược lại khi bị mời lên làm việc họ có quyền mời luật sư để bào chữa cho mình, họ có quyền đưa luật sư vào làm việc cùng mình tại trụ sở công an. Theo Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, họ có quyền được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; được thông báo giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình; được trình bày ý kiến, lời khai; đưa ra chứng cứ và trình bày ý kiến về tài liệu đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền đánh giá; tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; được thông báo kết quả giải quyết tố giác; được khiếu nại quyết định hành vi tố tụng cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

Nghi can có quyền làm gì?

 

Xem Thêm : Lệ phí là gì? Những quy định pháp luật về nghĩa vụ nộp lệ phí

3. Vậy nghi can, bị can, nghi phạm và bị cáo có gì giống và khác nhau 

3.1. Khái niệm tổng quan 

Ở góc độ ngữ nghĩa, “nghi can là gì” là người bị nghi là có liên quan đến vụ án nhưng chưa có dấu hiệu phạm tội rõ ràng và không có lệnh bắt. 

Còn “nghi phạm” được hiểu là người bị nghi là tội phạm và đã có dấu hiệu phạm tội tuy nhiên vẫn chưa đủ chứng cứ xác thực để khẳng định đây là hung thủ của vụ án này nhưng được ra lệnh bắt người. 

Ví dụ như xảy ra một vụ án bắt cóc trẻ em thì tất cả những người có liên quan đến đứa bé, đến nơi cuối cùng mà đứa bé xuất hiện đều bị coi là nghi can nhưng chưa đủ chứng cứ rõ ràng để bắt giữ. Sau khi điều tra thì cảnh sát mới khoanh vùng nghi phạm để tiến hành điều tra làm rõ. 

Bị can là người bị xác định có liên quan và thực hiện hành vi phạm tội, bị khởi tố về mặt hình sự. Nhưng “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.” 

Cuối cùng, bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra để xét xử. 

Nghi can, bị can, nghi phạm, bị cáo có gì khác nhau?

3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ có điểm gì giống và khác nhau?

Nếu chỉ dùng khái niệm để so sánh thì ta chưa có cái nhìn rõ nhất mà phải xem xét trên phương diện quyền lợi và nghĩa vụ

3.2.1. Về quyền

* Đối với bị can

- Đầu tiên, họ được biết mình bị khởi tố về tội gì.

- Thứ hai, họ được giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị coi là “bị can”.

- Họ được quyền trình bày lời khai để biện minh cho sự trong sạch của mình

- Bị can có quyền yêu cầu người có thẩm quyền đưa ra tài liệu, đồ vật… mà mình muốn

- Họ còn được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch mà họ mong muốn theo quy định của pháp luật. 

- Bị can được quyền tự bào chữa cho mình hoặc nhờ người mà mình muốn để bào chữa cho mình

- Họ có quyền được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định.

- Và đặc biệt họ được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nếu họ phát hiện sai trái. 

* Đối với bị cáo.

- Với bị cáo, đầu tiên họ được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử như: quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định.

- Họ được quyền tham gia phiên toà.

- Bị cáo được giải thích về quyền và nghĩa vụ bởi các cán bộ có thẩm quyền

- Họ được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của pháp luật

- Họ được yêu cầu các cán bộ đưa ra tài liệu, đồ vật hay yêu cầu mà họ muốn.

So sánh trên phương diện quyền và nghĩa vụ

- Bị cáo có thể tự bào chữa cho mình hoặc nhờ người khác bào chữa.

- Bị cáo được tự do trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa.

- Được nói những lời sau cùng trước khi nghị án.

- Họ được quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án.

- Và đặc biệt họ được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3.2.2. Về nghĩa vụ 

* Đối với bị can: Khi nhận được giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền, người đó phải chấp hành tham dự đúng giờ theo quy định. Họ phải chuẩn bị theo những gì mà cán bộ yêu cầu. Nếu vắng mặt không lý do họ có thể bị áp tải trực tiếp về trụ sở còn nếu bị can bỏ trốn thì ngay lập tức bị truy nã. 

* Đối với bị cáo: Bị cáo phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi yêu cầu mời về trụ sở làm việc của cơ quan chức năng được đề ra trong giấy triệu tập. Nếu vắng mặt họ sẽ bị bắt đưa về đồn còn nếu bỏ trốn sẽ bị truy nã và vây bắt như tội phạm. 

Một nguồn kiến thức rõ ràng, chi tiết sẽ giúp người dân hiểu được đúng và chi tiết “nghi can là gì” tránh được những hậu quả không đáng có. Và họ cũng có thể biết được và tránh được những sai sót, hiểu nhầm nếu bị coi là nghi can. Hy vọng bài viết này đã cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn. 

Bài Viết Nổi Bật