Hướng dẫn cách viết CV bếp trưởng chuyên nghiệp nhất 2021

Theo dõi tuyendung3s tại

Diệp Nhi  

Như các bạn cũng đã biết, người đóng vai trò quan trọng nhất, đứng đầu trong một gian bếp, không ai khác chính là bếp trưởng. Người có chức vụ này không những phải có chuyên môn vững vàng trong ẩm thực, mà còn cần biết kỹ năng quản lý, điều hành. Sự chuyên nghiệp trong công việc đòi hỏi đối tượng này phải biết làm những chiếc CV xin việc sao cho ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy nếu bạn chưa biết nhiều thông tin về việc làm này, cũng như cách tạo CV bếp trưởng sao cho chuyên nghiệp nhất, hãy theo dõi bài viết của tuyendung3s.com để được giải đáp nhé!

1. Tổng quan về nghề bếp trưởng và vai trò của CV bếp trưởng

1.1. Công việc bếp trưởng tại Việt Nam

Trải qua nhiều năm tháng xây dựng, bảo vệ đất nước, nhân dân ta không những đã lưu truyền, phát huy văn hóa truyền thống, mà còn mang nhiều nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam đến với nhiều nước trên thế giới. Một trong số này, luôn luôn để lại ấn tượng khó phai với bạn bè năm châu, chính là văn hóa ẩm thực. Không những thế, nhờ quan hệ giao thương tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước, ẩm thực thế giới cũng du nhập vào nước ta, tạo nên một nền văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng và nhiều màu sắc.

Công việc bếp trưởng tại Việt Nam
Công việc bếp trưởng tại Việt Nam

Nhờ sự phát triển về ngành ẩm thực nói riêng, cũng như đất nước nói chung, từ một nền văn hóa còn khá thô sơ, hầu hết chỉ là những hàng quán nhỏ nằm trên vỉa hè, lề đường, giờ đã mọc lên vô số nhà hàng, khách sạn 5 sao, tiêu chuẩn quốc tế. Chính từ đây, sự chuyên nghiệp trong cung cách nấu ăn, phục vụ đã được đề cao, và người đóng vai trò quan trọng hơn cả, chính là người bếp trưởng.

1.2. Vai trò của CV bếp trưởng

Đối với bất kỳ công việc nào cũng vậy, nếu bạn muốn xin làm cho bất kỳ một tổ chức, cơ quan nào, yếu tố tiên quyết phải đáp ứng chính là CV xin việc. Sự chuyên nghiệp trong vấn đề việc làm, tuyển dụng, đồng nghĩa với việc những người có đam mê nấu ăn, mong muốn được làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, đều sẽ phải nộp CV bếp trưởng.

Với những ai đam mê ẩm thực đường phố tại Việt Nam, chắc hẳn sẽ đều biết rằng, những người tạo ra các món ăn ngon, bày bán ở vỉa hè, quán xá, phần lớn chỉ là những người rất bình thường. Họ không được yêu cầu phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên nghiệp về nấu nướng, mà chỉ cần là ai khéo léo, có nhiệt huyết với nghề, đều có thể làm được.

Vai trò của CV bếp trưởng
Vai trò của CV bếp trưởng

Trái ngược hoàn toàn với văn hóa này, những người bếp trưởng được đòi hỏi phải có rất nhiều yếu tố khác nhau, đồng thời cũng cần chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bản thân là người khả năng nấu nướng giỏi. Và ở đây, CV bếp trưởng không chỉ là điều kiện, mà chính là công cụ hỗ trợ cho việc này.

Như vậy, phải làm thế nào để có một chiếc CV bếp trưởng tạo được ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng?

Xem thêm: Việc làm Khách sạn - Nhà hàng

2. Hướng dẫn cách tạo CV bếp trưởng đơn giản mà vẫn hiệu quả

CV bếp trưởng là bản hồ sơ ứng tuyển ngắn gọn, trình bày một số thông tin quan trọng về bản thân của bạn. Sau đó, bạn sẽ phải gửi CV đó cho nhà tuyển dụng để họ có những xem xét, đánh giá ban đầu về khả năng của bạn, rồi tiếp theo mới đến các quy trình khác của tuyển dụng.

Vậy những dữ liệu nào cần đưa vào CV bếp trưởng, cũng như trình bày chúng như thế nào để các nhà hàng, khách sạn “mê từ cái nhìn đầu tiên”?

2.1. Thông tin liên hệ trong CV bếp trưởng

Đây chính là mục mà các bạn cần đưa ra một số thông tin cá nhân cơ bản nhất như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ email, số điện thoại. Để bản CV bếp trưởng nhìn thật gọn gàng, các bạn cần trình bày các mục này theo từng gạch đầu dòng sao cho ngắn gọn và rõ ràng nhất có thể.

Các thông tin cần ghi trong CV
Các thông tin cần ghi trong CV

Lưu ý, tuyệt đối không thể để sai sót, đặc biệt là số điện thoại, địa chỉ email. Nếu nhà tuyển dụng chấp thuận CV của bạn, nhưng liên hệ không được, thì mọi công sức sẽ đổ sông đổ bể.

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp đối với CV bếp trưởng

Hơi khác so với hầu hết các mục, trong phần này, các bạn sẽ cần trình bày theo hình thức đoạn văn từ 2 đến 4 câu, thay vì sử dụng hình thức liệt kê. Ở đây, yêu cầu dành cho bạn chính là đi thẳng vào trọng tâm, tránh đề ra mục tiêu chung chung, dài dòng. Khi này người tuyển dụng sẽ không hiểu bạn muốn gì ở công việc, cũng như hướng đến mục đích gì.

Các bạn cần thể hiện mong muốn được làm ở vị trí bếp trưởng, cũng như mục tiêu ngắn hay dài hạn với công việc này. Ngoài ra, quan trọng không kém, chính là bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự có nhiệt huyết và muốn cống hiến hết mình cho nhà hàng, khách sạn đó. Như vậy, bạn sẽ được đánh giá cao hơn những ai chỉ bày tỏ mong muốn được nhận quyền lợi cho bản thân.

Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng
Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

2.3. Kinh nghiệm làm bếp

Vì nấu nướng là một công việc đặc thù, cũng như bạn đang ứng tuyển vào vị trí đứng đầu là bếp trưởng, nên chắc chắn rằng nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu một người đã có kinh nghiệm trong nghề lâu năm.

Trong CV bếp trưởng, các bạn cần trình bày theo dạng liệt kê, những nơi làm việc và chức vụ bạn đã từng làm trong quá khứ. Bạn cần chọn lọc ra những công việc liên quan, cũng như ấn tượng nhất để đưa vào CV, tránh dài dòng, không cần thiết.

Ví dụ, bạn có thể ghi nơi làm việc cũ là khách sạn 5 sao A, với chức vụ là bếp phó, trong khoảng thời gian 2 năm,... Đồng thời cũng cần ghi ra những nhiệm vụ bạn đã từng làm, để bên tuyển dụng có thể đánh giá khả năng của bạn một cách kỹ càng và chính xác hơn.

Kinh nghiệm làm việc có quan trọng?
Kinh nghiệm làm việc có quan trọng?

2.4. Trình độ, bằng cấp nấu ăn

Như đã nói ở trên, đối với những bếp trưởng chuyên nghiệp, bằng cấp, chứng chỉ là yếu tố vô cùng quan trọng. Đặc biệt, để làm việc trong các khách sạn lớn, ngoài kỹ năng nấu nướng, bạn cũng cần phải học tập rất nhiều kiến thức khác nữa, nên những người có trình độ cao sẽ là một lợi thế.

Trong phần này, các bạn chỉ cần viết ngắn gọn là đã có chứng chỉ tốt nghiệp của trường nghề nào, khóa học bao lâu,... Đặc biệt hơn, nếu bạn đạt được những giải thưởng trong các cuộc thi nấu ăn, thì sẽ còn là một điểm cộng vô cùng lớn. Đây là những thành tích đáng nể mà không phải ai cũng có được, khiến CV bếp trưởng của bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.

2.5. Kỹ năng và sở trường trong CV bếp trưởng

Người ta thường ví những người làm bếp như những người nghệ sĩ và các món ăn chính là sản phẩm nghệ thuật được tạo ra. Những công việc như vậy không đơn thuần chỉ đòi hỏi sự chăm chỉ tập luyện, mà cũng cần phải có năng khiếu bẩm sinh.

Dĩ nhiên, đây là những yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên một người đầu bếp giỏi. Trong phần này, các bạn cần liệt kê ngắn gọn một số gạch đầu dòng về các kỹ năng, sở trường của bản thân mà bạn cho rằng phù hợp với công việc bếp trưởng.

Các kỹ năng và sở trường
Các kỹ năng và sở trường

Ví dụ một số kỹ năng tuyệt đối cần thiết như quản lý, điều hành bếp, sáng tạo món ăn, menu hay khả năng thẩm vị,... Hoặc về sở trường để có thể thích hợp với nhu cầu tuyển của nhà hàng như chuyên làm về ẩm thực Hàn Quốc, Nhật Bản, hay chuyên về làm bánh ngọt, đồ nướng,...

Xem thêm: Hướng dẫn viết đơn xin việc phụ bếp chính phục nhà tuyển dụng

3. Tạo CV bếp trưởng với Vieclam24h.net.vn

Với vieclam24h.net.vn, thao tác tạo CV bếp trưởng sẽ trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn bao giờ hết. Các bạn chỉ cần truy cập website, sau đó lựa chọn mẫu, chỉnh sửa thông tin, là đã có được ngay một chiếc CV xin việc chuyên nghiệp.

Đối với những người làm bếp, chắc hẳn các bạn sẽ đề cao sự thẩm mỹ, cũng như sáng tạo. Vậy nên, khi sử dụng các mẫu có sẵn, các bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa theo ý thích của bản thân để tạo ra CV bếp trưởng ưng ý nhất nhé!

Hy vọng những chia sẻ về cách làm CV bếp trưởng của vieclam24h.net.vn sẽ giúp các bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, cũng như có được công việc hằng mơ ước nhé!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :