Giải đáp thắc mắc cho ứng viên: “Kết thúc CV nên viết gì?”

Theo dõi tuyendung3s tại

Lan Anh  

Hầu hết các ứng viên sau khi trình bày CV sẽ thường gặp khó khăn trong phần viết cam kết, thậm chí bỏ luôn phần kết thúc của CV. Thế nhưng, kết thúc CV nên viết gì? Phần kết thúc CV lại sở hữu sức mạnh tiềm ẩn mà ít ai biết, do đó mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để tìm ra cách viết kết thúc CV hiệu quả nhé.

1. Tổng quan về CV

1.1. Giải thích khái niệm về CV

CV là tên viết tắt của Curriculum Vitae, được dịch nghĩa Tiếng Việt là “Sơ yếu lý lịch”. Đây chắc chắn là một thuật ngữ rất quen thuộc được nhiều người biết đến, bởi với bất cứ ai khi đi xin việc, tìm đến nhà tuyển dụng đều phải chuẩn bị trình bày CV một cách chỉn chu nhất.

1.2. Các nội dung cần đề cập trong CV

Để hoàn tất bản CV một cách hoàn chỉnh thì ứng viên cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ và chính xác về mặt nội dung quan trọng trong CV. Điều này giúp CV của bạn tạo sức hút mạnh trong mắt nhà tuyển dụng và dễ dàng được chọn lọc trong hàng loạt các CV khác.

Nội dung trong CV
Nội dung trong CV

Sau đây sẽ là các nội dung chính cần phải đề cập trong CV như sau:

1.2.1. Thông tin cá nhân của ứng viên

Đây là một trong những mục thông tin cực kỳ quan trọng trong CV, tại mục này ứng viên cần phải điền đầy đủ các thông tin cơ bản về bản thân bao gồm họ và tên, thông tin về ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, thông tin về số điện thoại kèm địa chỉ Email của ứng viên. 

Để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn ngay sau khi nộp CV thì bạn cần phải chắc chắn các thông tin đã cung cấp trên CV đều chính xác. Đặc biệt là các thông tin liên quan đến số liệu như số điện thoại hoặc địa chỉ Email. 

1.2.2. Nêu ra mục tiêu nghề nghiệp

Ứng viên đừng ngần ngại mà hãy tự tin đưa ra quan điểm về mục tiêu nghề nghiệp trước nhà tuyển dụng. Việc này giúp nhà tuyển dụng xác định ứng viên có thực sự phù hợp với vị trí mà họ đang ứng tuyển hay không, do đó hãy bày tỏ các mục tiêu nghề nghiệp của bản thân một cách ngắn gọn, dễ hiểu để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá.

Khi bạn xác định được mục tiêu rõ ràng, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người có chí hướng và có tiềm năng phát triển tốt cho doanh nghiệp của họ. Hãy chú ý kỹ chi tiết này bởi đây chính là chìa khoá then chốt để bạn trúng tuyển phỏng vấn.

1.2.3. Trình độ học vấn

Đừng quên trình bày trình độ học vấn chi tiết của bản thân như trình độ Đại học, Cao Đẳng hay Trung cấp. Trong trường hợp ứng viên là sinh viên chưa tốt nghiệp cần ghi rõ tên chuyên ngành, khoa, trường đang theo học. Đồng thời hãy đề cập đến thời gian sắp tốt nghiệp trong tương lai gần.

Trình độ học vấn
Trình độ học vấn

Đối với những đối tượng sinh viên đã tốt nghiệp thì cần điền rõ loại bằng tốt nghiệp. Bên cạnh đó, ứng viên có thể cung cấp một số thông tin về thành tích học tập của bản thân như xếp loại bằng, GPA, học bổng, … và các thành tựu học tập khác trong thời gian còn học ở giảng đường để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

1.2.4. Kinh nghiệm làm việc

Đối với mỗi CV thì kinh nghiệm làm việc luôn là mục nội dung được nhà tuyển dụng chú trọng. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào kinh nghiệm làm việc của ứng viên để rồi sẽ đưa ra các đánh giá cần thiết xem ứng viên đó có thực sự là ứng viên có năng lực và có thực sự phù hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không.

Đối với mục kinh nghiệm làm việc thì ứng viên cần đề cập đến thời gian công tác từ quá khứ đến hiện tại. Cụ thể, bạn cần đề cập về tên doanh nghiệp, vị trí/ chức vụ đã từng công tác trong một khoảng thời gian nhất định. 

Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc

Đồng thời, đừng quên nêu ra các thành tích mà ứng viên đã đạt được trong quá trình công tác tại doanh nghiệp đó để ăn điểm với nhà tuyển dụng. Lưu ý rằng ứng viên chỉ cần đưa ra những kinh nghiệm về công việc, kỹ năng làm việc có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Những thông tin đó cần được trình bày ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ nội dung bạn nhé.

1.2.5. Kỹ năng

Đừng ngần ngại mà hãy liệt kê các kỹ năng mà bạn đã có được trong hành trình công tác trước đó, miễn là những kỹ năng đó có sự liên quan tới công việc mà bạn ứng tuyển. Thể hiện kỹ năng trong CV chính là thể hiện các năng lực, điểm mạnh của bản thân để nhà tuyển dụng nhận thấy bạn là người tự tin, có trình độ.

Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng học tập thì kỹ năng mềm là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Một số kỹ năng mềm ứng viên có thể đề cập như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, … Tuy nhiên các kỹ năng được nêu ra cần phải thực sự phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của vị trí bạn đang ứng tuyển.

Kỹ năng trong CV
Kỹ năng trong CV

Ví dụ như nhà tuyển dụng tuyển vị trí Digital Marketing thì ứng viên cần đưa ra các kỹ năng mà bạn đã tích luỹ trong nghề này như Content Creator (Sáng tạo nội dung), Google Adwords, SEO (Search Engine Optimize), Insight, … và một số kỹ năng khác liên quan đến Marketing. 

2. Tầm quan trọng trong phần kết thúc của CV

Như những thông tin đã đề cập ở các mục trên thì phần lớn các ứng viên chỉ tập trung chủ yếu vào việc khai thác, nghiên cứu các phần kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và các kỹ năng mềm trong CV…  mà ít dành sự đầu tư cho phần cam kết của kết thúc CV. 

Thực sự liệu rằng lời cam kết có đến mức cần thiết để đưa vào trong bản CV xin việc hay sẽ khiến cho CV của bạn trở nên dài dòng hoặc bị lan man hơn.

Những mục cam kết trong phần cuối cùng của bản CV thực sự được chia ra các ý rất rõ ràng nên không thể làm cho bản CV của ứng viên bị lan man hay dài dòng. Trình bày phần cam kết trong CV giúp ứng viên thể hiện được trách nhiệm của từng cá nhân với công việc mà họ đang ứng tuyển. 

Đồng thời, khi ứng viên trình bày ra bản CV các lời cam kết tức là họ đang chứng minh việc thực sự nghiêm túc với công việc đang ứng tuyển, nghiêm túc với những thông tin đã cung cấp trong bản CV và cũng là sự cam kết về hiệu quả hoàn thành công việc đang ứng tuyển.

Vai trò của cam kết trong CV
Vai trò của cam kết trong CV

Đưa ra cam kết giúp cho nhà tuyển dụng tin tưởng bạn là người kiên định, nghiêm túc với nhiệm vụ được bàn giao tại doanh nghiệp, đồng thời cũng làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy yên tâm hơn và thoải mái giao trách nhiệm làm việc cho bạn.

Mỗi ngày trôi qua đều có tới hàng ngàn CV xin việc được gửi tới các doanh nghiệp, tuy nhiên bộ phận Nhân sự chỉ có thể nhìn lướt qua CV của ứng viên trong vòng 5 - 7 giây. Do đó, ứng viên cần tạo cho CV của bản thân nổi bật hơn, đồng thời cũng đưa ra các cam kết về công việc đang ứng tuyển để họ có lý do để chọn bạn ngay lập tức. 

3. Chia sẻ bí quyết viết lời kết trong CV 

Để thực hiện thành công quy trình viết lời cam kết thì mỗi ứng viên cần phải nắm bắt được các thông tin liên quan đến vị trí đang ứng tuyển cũng như các yêu cầu công việc mà doanh nghiệp đưa ra. Cụ thể ứng viên cần xác định vị trí sẽ viết cam kết trong bản CV của mình.

Việc xác định đúng vị trí viết lời cam kết giúp ứng viên tạo được sự chuyên nghiệp trong cách làm việc của bản thân. Cũng như chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có năng lực, có chuyên môn và kỹ năng công việc tốt.

Do đó, các ứng viên cần trình bày mục cam kết trong phần kết thúc của mỗi bản CV. Đây sẽ là vị trí lý tưởng cho bạn để viết lời cam kết gửi đến nhà tuyển dụng và cũng là những lời nhắn nhủ trong phần kết dành cho họ. 

4. Những lưu ý quan trọng khi trình bày kết thúc CV

Lời cam kết thể hiện sự nghiêm túc thực hiện những nhiệm vụ công việc mà ứng viên đó sẽ hoàn thành tốt, đây cũng được gọi là lời hứa về việc mang đến một tinh thần thép để hoàn thành tốt trách nhiệm được giao tại doanh nghiệp, mang đến sự phát triển thịnh vượng cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, phần cam kết ứng viên không cần đề cập quá dài dòng để tránh bị lan man thiếu chuyên nghiệp. Cụ thể, về độ dài đoạn cam kết sẽ khoảng từ 2 - 3 dòng trong CV, ứng viên chỉ cần đưa ra những bày tỏ từ sâu trong suy nghĩ, đồng thời chọn lựa kỹ càng từng câu từ để lời cam kết đáp ứng được các tiêu chí ngắn gọn, đơn giản, hợp lý.

Trong trường hợp, ứng viên muốn ứng tuyển những vị trí cao cấp thuộc cấp lãnh đạo như CEO hay Quản lý thì bạn cần phải đưa ra những cam kết hướng về hiệu suất doanh số của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của bản thân cao cũng như thúc đẩy tăng doanh thu cho doanh nghiệp, …

Lưu ý khi trình bày kết thúc CV
Lưu ý khi trình bày kết thúc CV

Do đó, tuỳ vào từng vị trí, cấp bậc ứng tuyển trong CV mà ứng viên sẽ cần đưa ra những yêu cầu về công việc khác nhau cũng như những đáp ứng về hiệu suất công việc riêng. Cho nên, hãy nghiên cứu kỹ cách viết CV để bạn có thể dễ dàng lọt mắt xanh của nhà tuyển dụng bạn nhé.

Như vậy là những thông tin trong phần kết thúc CV đã được trình bày chi tiết và các thông tin cần phải có trong CV cũng đã được giải đáp. Hy vọng, bài viết này mang lại nhiều giá trị tuyệt vời trong hành trang chuẩn bị CV tìm kiếm việc làm của ứng viên.

Đừng quên hãy luôn theo dõi và cập nhật nhiều thông tin mới nhất qua trang web của chúng tôi vieclam24h.net.vn để thu nhập nhiều kiến thức thú vị về việc làm, ngành nghề bạn nhé.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :