Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn được sử dụng nhiều

Theo dõi tuyendung3s tại

Uyên Phạm  

Nhà hàng khách sạn là một trong những ngành nghề tiềm năng với rất nhiều cơ hội việc làm. Nhưng để có được cơ hội việc làm tốt ứng viên nên tìm hiểu và chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn để trả lời tốt khi đi phỏng vấn. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có được những thông tin hữu ích.

1. Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn

Khi đi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ thường nhà tuyển dụng sẽ đặt ra khoảng từ 3 đến 5 câu hỏi cho ứng viên, sẽ có những câu hỏi về giới thiệu bản thân, điểm mạnh điểm yếu và cũng có những câu hỏi về chuyên môn khách sạn… Rất nhiều những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn được nhà tuyển dụng đặt ra, ứng viên muốn ghi điểm cao trong cuộc phỏng vấn thì nhiệm vụ cần phải làm đó chính là chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi trên. Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

1.1. Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân

Câu hỏi giới thiệu về bản thân là một câu hỏi khá quen thuộc, hầu hết trong các cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng đều đặt ra câu hỏi về giới thiệu bản thân. Mục đích nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này là nắm bắt những thông tin cơ bản của ứng viên, check lại thông tin ứng viên ghi trong CV xin việc là giúp ứng viên có một mở đầu, làm quen thoải mái. Với câu hỏi này ứng viên có thể trả lời ngắn gọn như sau.

Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân
Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân

Gợi ý trả lời: Ứng viên khi trả lời câu hỏi giới thiệu đôi chút về bản thân thì nội dung ứng viên cần đưa vào những thông tin như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, học trường nào, ứng tuyển vào vị trí nào và đưa ra đôi chút thông tin về điểm mạnh và điểm yếu có liên quan đến vị trí ứng tuyển để thuyết phục nhà tuyển dụng.

1.2. Tại sao bạn muốn làm cho khách sạn chúng tôi

Sau khi làm quen qua câu hỏi giới thiệu bản thân thì nhà tuyển dụng bắt đầu đặt ra những câu hỏi sâu hơn để có được nhiều thông tin về ứng viên. Câu hỏi tại sao bạn muốn làm việc cho khách sạn chúng tôi nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên đã tìm hiểu thông tin về khách sạn như thế nào, điểm gì ở khách sạn khiến cho ứng viên muốn làm việc. Để trả lời câu hỏi này ứng viên có thể dựa vào hai ý sau.

Gợi ý trả lời: Ứng viên có thể đưa ra một số thông tin như quy trình đào tạo nhân viên của công ty.

Ứng tuyển vào công ty bạn có thể sử dụng những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm bạn đã được học trong trường đại học, không chỉ vậy bạn còn được nâng cao nhiều kiến thức và kỹ năng. Ứng viên có thể dựa vào những ý trên để trả lời câu hỏi được hoàn hảo hơn.

1.3. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong ngành khách sạn là gì?

Câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp cũng là một trong những câu hỏi được nhiều nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên. Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này muốn biết được ước mơ của bạn cũng như đánh giá sơ bộ khả năng của ứng viên. Đây là câu hỏi giúp bạn ghi điểm nếu bạn biết cách trả lời.

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong ngành khách sạn là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong ngành khách sạn là gì?

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong ngành khách sạn bạn nên trả lời làm sao để chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn là người có tham vọng, là người chăm chỉ làm việc. Bạn có thể chia ra là mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn, trả lời ngắn gọn và xúc tích như vậy bạn mới ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Còn đối với những ứng viên gặp khó khăn trong câu hỏi này, chưa các định được mục tiêu nghề nghiệp thì cách ghi điểm dành cho bạn đó chính là bám sát vào vị trí tuyển dụng bằng cách hoàn thành tốt công việc ở vị trí ứng tuyển.

Xem thêm: Việc làm khách sạn - nhà hàng

1.4. Thế mạnh của bạn khi làm trong ngành khách sạn?

Câu hỏi thế mạnh của bạn trong ngành khách sạn cũng là một trong những câu hỏi được sử dụng nhiều trong các cuộc phỏng vấn. Để trả lời tốt câu hỏi này ứng viên cần chú ý bám sát vào vị trí ứng tuyển, điểm mạnh là những thứ nói lên sự nhanh nhẹn, những kỹ năng mà ứng viên có được. Ứng viên có thể tham khảo cách trả lời như sau.

Thế mạnh của bạn khi làm trong ngành khách sạn?
Thế mạnh của bạn khi làm trong ngành khách sạn?

Gợi ý trả lời: Ứng viên có thể đưa ra những kỹ năng phục vụ khách hàng.

- Thế mạnh về khả năng giao tiếp, khả năng làm việc dưới áp lực công việc cao.

- Những kinh nghiệm bạn có được liên quan đến ngành…

Hãy lựa chọn những thế mạnh liên quan đến vị trí ứng tuyển để thuyết phục nhà tuyển dụng bạn là người phù hợp với vị trí đó.

Trên đây là những câu hỏi phổ biến nhà tuyển dụng thường xuyên đặt ra khi phỏng vấn ứng viên trong ngành khách sạn. Tùy vào từng vị trí việc làm cụ thể mà nhà tuyển dụng sẽ đặt những câu hỏi chuyên sâu khác nhau, dưới đây sẽ tổng hợp những câu hỏi chuyên sâu về ngành khách sạn bạn có thể tham khảo.

1.5. Vì sao bạn nghỉ làm ở khách sạn cũ?

Câu hỏi vì sao bạn nghỉ làm ở khách sạn cũ cũng là một câu hỏi được sử dụng nhiều trong phỏng vấn khách sạn. Câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết lý do bạn nghỉ việc và qua câu trả lời của bạn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn có phù hợp với công ty hay không. Để trả lời câu hỏi này bạn có thể dựa vào những ý sau đây.

Vì sao bạn nghỉ làm ở khách sạn cũ?
Vì sao bạn nghỉ làm ở khách sạn cũ?

Gợi ý trả lời: Bạn nên đưa ra những lý do khách quan như chuyển nhà nên vị trí làm việc ở khách sạn cũ quá xa bạn không đáp ứng được hoặc bạn cũng có thể đưa ra một vài lý do như muốn tìm kiếm môi trường làm việc mới để có nhiều cơ hội phát triển.

Bạn không nên đưa ra những lý do kể xấu về sếp, đồng nghiệp hay chế độ phục lợi ở khách sạn cũ. Điều này sẽ khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy lựa chọn cho mình một lý do phù hợp để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn lễ tân khách sạn và câu trả lời mới nhất

2. Những câu hỏi chuyên sâu về khách sạn

Câu 1: Hãy cho biết những nguyên tắc dịch vụ ngành khách sạn?

Câu 2: Bạn hiểu quy trình chuẩn phục vụ khách hàng là như thế nào?

Câu 3: Kỹ năng quan trọng cần thiết cho vị trí quản lý khách sạn là gì?

Những câu hỏi chuyên sâu về khách sạn
Những câu hỏi chuyên sâu về khách sạn

Câu 4: Các lỗi thường gặp trong công việc quản lý khách sạn là gì? Cách xử lý ra sao.

Câu 5: Bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành khách sạn chưa?

Câu 6: Khi khách hàng không hài lòng bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Câu 8: Bạn làm gì để nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng?

Câu 9:  Lý do bạn muốn ứng tuyển vào vị trí quản lý khách sạn là gì?

Câu 10: Theo bạn nên làm gì để giữ chân khách hàng?

Xem thêm: Ngành quản lý khách sạn lấy bao nhiêu điểm

3. Những lưu ý khi đi phỏng vấn khách sạn

Để có kết quả tốt khi đi phỏng vấn khách sạn thì ứng viên nên lưu ý một số điểm sau đây. Những lưu ý này sẽ giúp bạn trả lời tốt những câu hỏi phỏng vấn khách sạn, hãy cùng tham khảo nội dung sau nhé.

Lưu ý đầu tiên mà bài viết muốn đề cập đến đó chính là ứng viên nên tìm hiểu kỹ vị trí ứng tuyển. Việc tìm hiểu kỹ vị trí ứng tuyển, cũng như tìm hiểu kỹ về công ty sẽ giúp ứng viên có được nhiều thông tin bổ ích giúp ứng viên trả lời tốt cuộc phỏng vấn của mình.

Những lưu ý khi đi phỏng vấn khách sạn
Những lưu ý khi đi phỏng vấn khách sạn

Lưu ý tiếp theo bạn cần quan tâm đó chính là tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn khách sạn, các nhà tuyển dụng sẽ sử dụng những câu hỏi trong bộ cầu hỏi phỏng vấn khách sạn để hỏi ứng viên. Nếu ứng viên chuẩn bị kỹ, trả lời trước những câu hỏi đó thì khi vào cuộc phỏng vấn ứng viên sẽ tự tin và trả lời tốt những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra. Đó là cách giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Ngoài việc chuẩn bị tốt về kiến thức thì ứng viên cũng nên rèn luyện cho mình kỹ năng trả lời phỏng vấn tốt. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có khả năng và nó được thể hiện qua sự tự tin, bằng cách học cách trả lời trước đám đông, luyện câu trả lời trước gương để khi vào cuộc phỏng vấn bạn sẽ trả lời một cách gảy gọn và lưu loát hơn.

Những lưu ý khi đi phỏng vấn khách sạn
Những lưu ý khi đi phỏng vấn khách sạn

Bên cạnh đó về mặt thời gian và trang phục cũng là một trong những lưu ý bạn cần quan tâm. Bạn nên lựa chọn cho mình một trang phục phù hợp với vị trí phỏng vấn, trang điểm nhẹ nhàng để giúp cho ngoại hình của bạn sáng hơn. Đến trước cuộc phỏng vấn từ 10 đến 15 phút để chuẩn bị.

Trên đây là nội dung tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn bạn có thể tham khảo để có được những thông tin hữu ích, giúp cho việc trả lời phỏng vấn được tốt hơn và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :